Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Bạn muốn nhập nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi? Thế nhưng, bạn chưa nắm rõ về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật trên thị trường hiện nay? Vậy, hãy để công ty PROJECT SHIPPING hướng dẫn bạn chi tiết ngay dưới bài viết sau nhé!

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật chưa có trong danh mục được phép lưu hành ở Việt Nam

Nếu mặt hàng thức ăn chăn nuôi doanh nghiệp bạn định nhập khẩu chưa nằm trong danh mục Thông tư số  26/2012/TT-BNNPTNT. Khi nhập khẩu về để tiêu thụ hoặc sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp bạn cần phải thực hiện theo 2 bước cơ bản sau:

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật chưa có trong danh mục

Bước 1: Tiến hành làm thủ tục để được công nhận chất lượng sản phẩm

Đầu tiên doanh nghiệp cần phải bắt tay vào làm thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành ở Việt Nam. 

Khi nhận được giấy công nhận này, doanh nghiệp mới đủ điều kiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Hiện nay, cơ quan nhận hồ sơ là Cục chăn nuôi hoặc Tổng cục Thủy sản.

Bước 2: Triển khai kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Khi doanh nghiệp có công nhận chất lượng, đồng thời hàng hóa thức ăn chăn nuôi về cảng. Việc tiếp theo bạn cần làm là mời cơ quan kiểm định đủ thẩm quyền để lấy mẫu kiểm tra. Một số trường hợp, doanh nghiệp còn phải làm kiểm dịch động và thực vật. 

Đến khi hàng đạt đủ yêu cầu, doanh nghiệp mới được triển khai các thủ tục thông quan khác. Nếu không đạt, tỷ lệ phải tái xuất của doanh nghiệp sẽ rất cao. Dĩ nhiên, nếu hàng hóa đã thuộc danh mục thì các bước thủ tục tiếp theo sẽ nhẹ nhàng hơn.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật có trong danh mục được phép lưu hành ở Việt Nam

Đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi đã nằm trong danh mục, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ việc làm thêm thủ tục kiểm tra chất lượng tại quá trình thông quan hàng hóa. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp muốn đưa mặt hàng nhập khẩu đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam cần phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:

  • Thứ nhất: Doanh nghiệp phải công bố tiêu chuẩn áp dụng.
  • Thứ hai: Doanh nghiệp phải tiến hành công bố hợp quy.
  • Thứ ba: Doanh nghiệp phải cung cấp kết quả khảo nghiệm có trên vật nuôi.

Hồ sơ doanh nghiệp xin công nhận được điều kiện lưu hành hàng hóa được quy định tại điều 5.3 thông tư 50. Thực tế, thủ tục này chiếm nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. 

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc danh mục được phép lưu hành ở Việt Nam. Hoặc mặt hàng đã được công nhận chất lượng, khi hàng về cảng doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng với cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại hàng hóa mà doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật/động vật với hàng có nguồn gốc.

  • Đối với kiểm dịch động vật hàng thức ăn chăn nuôi: Doanh nghiệp sẽ phải làm hồ sơ nộp cho cục Thú y hoặc Tổng cục Thủy sản để xin giấy kiểm dịch động vật. Khi có được giấy này, doanh nghiệp sẽ làm việc với chi cục Thú y để lấy mẫu kiểm dại đem hàng về.
  • Đối với kiểm dịch thực vật hàng thức ăn chăn nuôi: Doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ nộp cho chi cục Kiểm dịch thực vật để lấy mẫu. Khi có được kết quả kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp mới được làm thủ tục Hải quan. 

Thủ tục Hải quan hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Dưới đây là một số bước cơ bản doanh nghiệp cần phải thực hiện khi làm thủ tục Hải quan mặt hàng thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật.

Thủ tục Hải quan hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Thủ tục Hải quan hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Về các chứng từ 

Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Biểu thuế và mã HS code của mặt hàng thức ăn chăn nuôi

Mã HS code cơ bản của mặt hàng thức ăn chăn nuôi là 3507.9000. Thuế nhập khẩu giá trị gia tăng thức ăn chăn nuôi là 10%. Thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng này dao động từ 9-15% tùy thuộc vào từng mã HS cụ thể.

Nếu doanh nghiệp bạn không có kinh nghiệm và cần gấp mặt hàng thức ăn chăn nuôi để kinh doanh trong thời gian tới. Hãy liên hệ ngay cho PROJECT SHIPPING để được hỗ trợ. Công ty chúng tôi cam kết cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất trên thị trường hiện nay.

Vừa rồi là một số hướng dẫn cơ bản về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và kiểm dịch thực vật do PROJECT SHIPPING chia sẻ cho quý doanh nghiệp tham khảo. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn thêm bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo
2024 Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo » - Project Shipping
Trên thị trường ngày nay, nhu cầu nhập khẩu bánh kẹo ngày càng tăng cao, thu hút sự quan tâm của nhiều...
Thủ tục nhập khẩu bia các loại
2024 Thủ tục nhập khẩu bia các loại » - Project Shipping
Nhu cầu thưởng thức loại bia từ khắp nơi trên thế giới đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để nhập khẩu...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ