Nhu cầu sở hữu chiếc cano (du thuyền) sang trọng trong giới nhà giàu và siêu giàu ở Việt Nam mấy năm trở lại đây tăng cao. Thay vì mất hàng tỷ đồng để mua du thuyền mới, nhiều người đã lựa chọn nhập khẩu du thuyền đã qua sử dụng để có được mức giá “hạt dẻ” hơn. Vậy, thủ tục nhập khẩu cano du thuyền đã qua sử dụng trên thị trường hiện nay như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của PROJECT SHIPPING để có câu trả lời bạn nhé!
Đôi nét về Cano du thuyền
Cano và du thuyền được sử dụng cho mục đích giải trí, vui chơi và thể thao dưới nước. Hiện nay, cano được chia làm 2 loại chính là cano chạy bằng động cơ và cano chạy bằng buồm. Du thuyền được trang bị với mục đích giải trí cho hội nhà giàu. Vậy nên giá thành của du thuyền trên thị trường hiện nay khá đắt.
Kích thước tầm trung của du thuyền thường dao động từ 36-40 feet đến hàng trăm feet. Trong số tổng 15.000 du thuyền còn lại năm 2020, có tới hơn 7.000 chiếc sở hữu độ dài 20m tương đương với 66ft.
Thủ tục nhập khẩu cano du thuyền đã qua sử dụng
Căn cứ theo khoản 1, điều 8, Nghị định số 161/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định:
Về giới hạn độ tuổi tàu biển đăng ký lần đầu ở Việt Nam
Du thuyền đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tiên tại Việt Nam phải có độ tuổi theo quy định cụ thể sau:
- Cano khách: Không quá 10 tuổi.
- Các loại cano khác: Không vượt quá 15 tuổi.
Thường giới hạn tuổi du thuyền tại khoản 1, điều này sẽ không áp dụng cho các du thuyền thuộc quyền sở hữu cá nhân/tổ chức nước ngoài bán đấu giá ở Việt Nam theo quyết định cưỡng chế từ cơ quan thẩm quyền.
Du thuyền nước ngoài do các cá nhân/tổ chức Việt Nam mua theo phương thức thuê hoặc vay mua. Sau thời gian đăng ký quốc tịch nước ngoài sẽ được chuyển sang đăng ký quốc tịch Việt Nam. Nếu ở thời điểm ký hợp đồng về vay mua hoặc thuê mua sở hữu tuổi tàu phù hợp quy định tại khoản 1 điều này.
Về giới hạn tuổi tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu
Đối với tuổi của cano, tàu ngầm, kho chứa nổi, tàu lặn, giàn di động động có quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng và đăng ký lần đầu ở Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể sau:
- Du thuyền, tàu khách, tàu lặn: Không được vượt quá 10 năm.
- Các loại cano khác, giàn di động, kho chứa nổi: Không được vượt quá 15 năm.
- Một số trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Giao thông Vận tải quyết định: Không được vượt quá 20 năm.
Giới hạn về tuổi tàu biển sẽ được quy định ở khoản 1 điều này không áp dụng với tàu biển có cờ quốc tịch nước ngoài. Đồng thời thuộc quyền sở hữu của các cá nhân/tổ chức nước ngoài bán đấu giá ở Việt Nam theo quyết định cưỡng chế từ cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư về nhập khẩu du thuyền
Theo thông tư 41/2018 về lĩnh vực phương tiện thủy nội địa bao gồm:
- Du thuyền, tàu thủy chở khách, tàu thủy chở hàng, phà, xà lan, tàu thuyền vận chuyển người và hàng hóa, tàu thuyền thể thao, vui chơi giải trí.
- Tàu kéo và tàu đẩy.
- Tàu đèn hiệu, tàu hút nạo vét, tàu cứu hỏa, tàu cuốc, cần cẩu nổi và một vài tàu thuyền khác có tính năng di động ở trên mặt nước.
Thêm biểu thuế NK và thuế VAT
Ngày 27/2/2019, Tổng Cục Hải Quan đã có công văn số 1153/TCHQ-TXNK hướng dẫn doanh nghiệp xác định mức thuế nhập khẩu ca nô. Theo đó, mặt hàng ca nô được phân loại vào nhóm 89.03.
“Du thuyền hạng nhẹ và các loại tàu thuyền khác phục vụ nghỉ ngơi, giải trí hoặc thể thao, thuyền dùng mái chèo và cano” có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%, thuế suất giá trị gia tăng VAT là 10%. Trường hợp hàng được nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặt biệt là 0%.
Nguồn: Cục Hải Quan.
Về thủ tục xuất nhập khẩu cano du thuyền đã qua sử dụng
Thủ tục xuất nhập khẩu tàu biển, du thuyền được căn cứ vào điều 32, Nghị định 132/2008/NĐ-CP. Căn cứ vào mục V, phụ lục 1 ban hành cùng với thông tư số 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016 thuộc Bộ GTVT. Toàn bộ mặt hàng tàu chở hàng hóa nằm trong danh mục sản phẩm nhóm 2 bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận. Đồng thời, chủ tàu phải công bố hợp quy trước khi đưa vào khai thác sử dụng.
Sau đó, bạn cần phải làm đơn đề nghị cục Đăng kiểm Việt Nam cùng với Bộ GTVT để xin xác nhận về trạng thái kỹ thuật tàu biển. Đồng thời chứng nhận công bố hợp quy đối với các mặt hàng nêu trên khi bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu. Quá trình thực hiện nếu bạn gặp vướng mắc hãy liên hệ ngay cho chi cục Hải quan nơi dự định nhập khẩu để được xử lý kịp thời.
Đối với loại hình nhập khẩu, bạn nên tham khảo kỹ công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015. Từ đó, xác định rõ mã loại hình nhập khẩu phù hợp với doanh nghiệp mình. Đối với trường hợp nhập khẩu tạo ra tài sản cố định khi làm thủ tục tại chi cục Hải quan cửa khẩu, công ty có thể dùng mã loại hình A11.
Hồ sơ hải quan để làm thủ tục nhập khẩu cano Du thuyền đã qua sử dụng bao gồm:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin kèm thông tư này.
- Hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ hải quan giấy được quy định ở khoản 2 điều 25 nghị định 08/2015/NĐ-CP.
- Các chứng từ vận tải và vận tải đơn có giá trị đương đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
- Giấy phép về nhập khẩu, văn bản cho pháp nhập khẩu từ cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy cho chứng nhận kiểm tra từ cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
- Tờ khai giá trị theo mẫu.
- Chứng nhận từ về xuất xứ hàng hóa.
- ….
Dưới đây là những chiếc Du Thuyền và Cano mà Project Shipping đã tiến hành nhập khẩu và vận chuyển về cho Quý Khách Hàng:
Vậy là các bạn đã cùng với chúng tôi tìm hiểu xong thủ tục nhập khẩu cano du thuyền đã qua sử dụng. Hy vọng những thông tin trên cho các cá nhân/tổ chức/đơn vị đang dự định nhập khẩu du thuyền/cano/tàu biển về sử dụng trong thời gian tới. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời bạn nhé!