Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thuật ngữ Incoterms là một khái niệm vô cùng quen thuộc. Hiểu rõ những điều kiện trong Incoterms 2010 giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức giao hàng hoặc nhận hàng một cách hợp lý nhất cho mình. Vậy, Incoterms là khái niệm gì? Nó bao gồm những bộ quy tắc nào? Hãy cùng Project Shipping tìm ra câu trả lời ngay sau đây trong bài viết này!

Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010
Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010

Incoterms là gì? Incoterms 2010 là gì?

Incoterms là viết tắt của cụm từ “International Commerce Terms”. Đây là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế, tập trung vào trách nhiệm của người bán và người mua trong các hợp đồng ngoại thương.

Các điều khoản trong Incoterms được công nhận và sử dụng rộng rãi trong các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong các hoạt động mua bán và thương mại quốc tế. Các điều khoản này luôn chú ý đến hai vấn đề chính:

  1. Trách nhiệm của bên bán và bên mua như thế nào?
  2. Điểm chuyển giao trách nhiệm từ bên bán sang bên mua ở đâu?

Bộ quy tắc Incoterms được phát hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commerce). Hiện nay, phiên bản được sửa đổi và soạn thảo năm 2010 vẫn được áp dụng rộng rãi nhất.

11 điều kiện trong Incoterms 2010

Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:

Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:

– EXW – Ex Works – Giao tại xưởng

– FCA – Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở

– CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới

– CIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới

– DAT – Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)

– DAP – Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)

– DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế

Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010
Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010

Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:

– FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu

– FOB – Free On Board – Giao lên tàu

– CFR – Cost and Freight – Trả cước đến bến

– CIF – Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến

Quý khách có thể tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi để được tư vấn về Incoterms 2010 một cách cụ thể, chính xác nhất. Giúp quý khách thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.

Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống còn 11 điều khoản và thêm vào đó 2 điều khoản mới là DAT (Delivered at Terminal) và DAP (Delivered at Place). Các điều khoản DAT (Delivered at Frontier), DES (Delivered Ex-ship), DEQ (Delivered Ex-Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid) đã được loại bỏ.

Incoterms 2010 đặt nặng nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề an ninh trong quá trình khai báo, bao gồm việc thông báo về an ninh và các thông tin khác liên quan.

Trái với một số dự đoán về việc loại bỏ điều khoản FAS, thực tế là điều khoản FAS vẫn được giữ lại trong Incoterms 2010, đặc biệt khi áp dụng cho các trường hợp giao hàng BULK và Break Bulk (hàng rời nguyên tàu và hàng rời lẻ).

Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010
Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010
Điều khoản INCOTERMS Mô tả
EXW (Ex Works) – Người bán chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng, nhà máy theo hợp đồng.
– Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro từ xưởng người bán đến điểm cuối cùng.
– Người bán đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).
– Thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán.
– Sử dụng cho tất cả các hình thức vận chuyển.
FCA (Free Carrier) – Người bán giao hàng và làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi giao cho nhà chuyển chở tại điểm chỉ định.
– Nếu không chỉ rõ điểm giao hàng, người bán sẽ chọn trong những điểm nhà chuyển chở sẽ nhận hàng.
– Khi cần hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với nhà chuyển chở, người mua chịu rủi ro và chi phí.
– Sử dụng cho tất cả các hình thức vận chuyển.
CPT (Carriage Paid To) – Người bán trả cước vận chuyển đến đích.
– Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đã giao cho nhà chuyển chở.
– Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
– Sử dụng cho tất cả các hình thức chuyển chở.
CIP (Carriage & Insurance Paid to) – Người bán giống như điều kiện CPT, nhưng có thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa.
– Người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất.
– Sử dụng cho tất cả các loại hình chuyển chở.
DAT (Delivered At Terminal) – Người bán giao hàng khi dỡ từ phương tiện vận tải tại bến, cảng, hoặc điểm đích được chỉ định.
– Rủi ro và chi phí dỡ hàng từ phương tiện vận tải nội địa đến bến là trách nhiệm người mua.
– Sử dụng cho tất cả các loại hình chuyển chở.
DAP (Delivered At Place) – Người bán giao hàng khi hàng đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại điểm đích.
– Các bên cần xác định rõ điểm giao hàng để chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua.
– Sử dụng cho tất cả các loại hình chuyển chở.
DDP (Delivered Duty Paid) – Người bán giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, chịu hết phí tổn và rủi ro đến khi hàng đến đích.
– Bao gồm cả chi phí thuế và khai hải quan.
– Không phân biệt hình thức vận chuyển.
FAS (Free Alongside Ship) – Người bán hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng.
– Người mua chịu phí tổn và rủi ro từ thời điểm hàng được đặt cạnh tàu.
– Người mua làm thủ tục xuất khẩu.
– Chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc đường sông.
FOB (Free On Board) – Người mua chịu phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.
– Người mua làm thủ tục xuất khẩu.
– Chỉ sử dụng trong vận tải đường biển hoặc đường sông.
CFR (Cost and FReight) – Người bán chịu phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích.
– Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng xuất.
– Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
– Chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển và đường sông.
CIF (Cost, Insurance & Freight) – Người bán giống như CFR, nhưng có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa.
– Người bán làm thủ tục xuất khẩu.
– Chỉ sử dụng trong vận tải đường biển hoặc đường sông.
Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010
Giới thiệu tổng quan về INCOTERMS 2010

Điểm khác biệt giữa Incoterm 2020 so với Incoterm 2010

  • Thêm vào danh sách điều kiện Incoterms 2020 là điều kiện DPU, thay thế cho DAT.
  • Mức bảo hiểm trong các điều kiện CIF và CIP đã trải qua sự thay đổi.
  • Điều khoản FCA được cập nhật bằng việc thêm vào điều kiện On board trong vận đơn.
  • Mục tiêu của các nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro đã được sắp xếp một cách rõ ràng, làm nổi bật nội dung chi tiết của từng bên.
  • Các thay đổi trong phân chia chi phí đã được thực hiện và dời xuống mục A9/B9 để làm cho cấu trúc trở nên tổ chức và dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu về INCOTERMS 2020 và những cập nhật đáng chú ý

Trong bối cảnh đầy thách thức của ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc hiểu rõ về các điều kiện Incoterms và lựa chọn đúng điều khoản theo từng tình huống sẽ giúp các doanh nghiệp khác tối ưu hóa quản lý chi phí và rủi ro, đồng thời thúc đẩy hiệu suất giao dịch toàn cầu. Hy vọng bài viết này của Project Shipping sẽ mang lại được những thông tin bổ ích cho bạn.

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
Tổng hợp những điểm lưu ý quan trọng về CO Form Peru
Tổng hợp những điểm lưu ý quan trọng về CO Form Peru
Hiện nay, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đang trở thành một trong những tài liệu quan trọng đối...
Những điều cần nắm về CO Form Mexico 2024
Những điều cần nắm về CO Form Mexico 2024
Hiện nay, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đang trở thành một trong những tài liệu quan trọng đối...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ