Quy trình xuất khẩu mía tươi hay nước ép mía có thể phức tạp tùy thuộc vào quy định của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Vậy điều cơ bản nhất trong thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía là gì? Để nắm được thông tin này mời các bạn cùng Project Shipping theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
Việc xuất khẩu mía tươi, nước ép từ Doanh Nghiệp Việt Nam đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm tra vi sinh vật, côn trùng, đất, dư lượng nitrat, và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của quốc gia nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ quá trình trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu trữ đến vận chuyển.
Một ví dụ về tiêu chuẩn xuất khẩu mía được chúng tôi tham khảo từ một doanh nghiệp ở Hòa Bình như sau: Cây mía trắng được lựa chọn và trải qua 2 công đoạn sơ chế, loại bỏ 100% đầu mấu, cạo vỏ, cắt thành khúc dài 35cm. Sau đó, mía được đóng gói trong túi PE (hút chân không) có trọng lượng 2,5kg/túi và được đóng thành thùng carton cấp đông, mỗi thùng nặng 10kg. Quy trình này đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu Mía tươi, Nước ép mía
- Sales Agreement (Hợp đồng mua bán)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Danh sách đóng gói hàng hóa) Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
- Phytosanitary Certificate (Chứng nhận kiểm dịch thực vật) Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ – Form B)
- FDA Compliance (Đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ)
- Customs Declaration Form (Tờ khai hải quan xuất khẩu)
- CE Certification (Đối với hàng xuất khẩu EU)
Lưu ý: Sản phẩm phải có nhãn mác xuất xứ rõ ràng theo quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Mã HS mía tươi, nước ép mía
CHƯƠNG 12: Hạt Dầu và Quả Có Dầu; Các Loại Ngũ Cốc, Hạt và Quả Khác; Cây Công Nghiệp hoặc Cây Dược Liệu; Rơm, Rạ và Cỏ Khô Làm Thức Ăn Gia Súc
Mã HS | Mô tả |
---|---|
1212 | Quả minh quyết (1), rong biển và tảo biển khác, củ cải đường (sugar beet) và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt, và các sản phẩm thực vật khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. |
121229 | Loại khác |
Thuế xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
- Thuế xuất khẩu được áp dụng với mức ưu đãi là 0%.
- Thuế VAT có mức 0%.
Quy trình làm thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
Dưới đây sẽ quy trình làm thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía mà bạn tham khảo:
Bước 1. Thống nhất ký kết hợp đồng thương mại
Trong hợp đồng, cần chi tiết rõ thông tin về người mua, người bán, tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách đóng gói, điều kiện bảo quản hàng hóa, đơn giá hàng hóa, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, và thời gian giao hàng. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu người mua thanh toán trước hoặc sử dụng thư bảo lãnh LC từ ngân hàng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho người bán trong quá trình thương mại quốc tế.
Bước 2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Người bán phải đảm bảo sự chuẩn bị chính xác về số lượng, chất lượng, và quy cách đóng gói của hàng hóa. Đối với mặt hàng nông sản, đặc biệt là mía tươi, việc giao hàng đúng thời gian và bảo quản chúng ở nhiệt độ thích hợp là rất quan trọng. Điều này giúp tránh tình trạng thâm mốc và đọng đường ở hai đầu khúc mía. Hơn nữa, việc nhớ và dán đúng nội dung tem nhãn tiếng quốc gia xuất khẩu theo quy định của Định luật An toàn Thực phẩm Quốc gia số 1399 là không thể phớt lờ.
Bước 3. Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu
Các chứng từ xuất khẩu cơ bản bao gồm Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bảng kê thu mua hoặc Hóa đơn mua hàng. Mặc dù hiện nay, thủ tục hải quan có thể không yêu cầu Hợp đồng mua bán và Packing List, nhưng vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ chúng. Quan trọng là liên tục kiểm tra và đối chiếu với các chứng từ sau này, như Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), để đảm bảo tính chính xác về tên hàng, số lượng, người xuất khẩu, và người nhập khẩu.
Nội dung trong Tờ khai hải quan, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận kiểm dịch thực vật, và Vận đơn cần phải đồng nhất với nhau và phải phù hợp với Invoice và Hợp đồng. Điều này giúp tránh trường hợp nội dung không đồng nhất, từ đó gây khó khăn cho nhà nhập khẩu và tạo ra các chi phí không dự kiến như chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa, và các chi phí khác.
Bước 4. Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định chất lượng của hàng hóa xuất khẩu và là một trong những giấy tờ cần thiết giúp nhà nhập khẩu tại quốc gia đích thực hiện thủ tục nhập khẩu một cách thuận lợi. Hiện nay, khi thực hiện quá trình kiểm dịch tại Việt Nam, cơ quan kiểm dịch không chỉ giới hạn việc kiểm tra tài liệu mà còn thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa bằng các phương pháp kiểm nghiệm chuyên môn. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị hàng hóa với chất lượng đảm bảo.
Để tối ưu hóa quy trình, doanh nghiệp nên nỗ lực để kiểm dịch được thực hiện và nhận được Chứng thư Kiểm dịch Phytosanitary một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp vận chuyển bằng đường hàng không, để có thể gửi kết quả kiểm dịch cùng chuyến bay. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình xuất khẩu.
Bước 5. Thông quan tờ khai hải quan
Mọi hàng hóa, dù là nhập khẩu hay xuất khẩu, đều phải thông qua quá trình làm tờ khai hải quan. Dựa trên kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy rằng tờ khai hàng nông sản xuất khẩu thường được thông quan tự động (luồng xanh). Do đó, trước khi khai tờ khai, các doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các thông tin trong đó để tránh việc phải điều chỉnh thông tin sau khi đã thông quan, điều này có thể dẫn đến mất thời gian và rủi ro không kịp thời hạn cut off của tàu (thường được biết đến là off hàng hay rớt tàu).
Bước 6. Làm thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ C/O
Để xin chứng nhận xuất xứ, người bán cần sở hữu một số chứng từ nhất định, bao gồm tờ khai thông quan, invoice, vận đơn vận chuyển hàng hóa, bảng kê thu mua hoặc hóa đơn mua hàng, quy trình sản xuất, thành phần sản phẩm, và hóa đơn mua hàng hoặc tờ khai nhập khẩu các nguyên phụ liệu liên quan đến hàng hóa. Trong trường hợp xuất khẩu hàng mía tươi, để có Chứng nhận Xuất xứ (C/O), cần ít nhất các giấy tờ như tờ khai xuất khẩu thông quan, invoice, vận đơn hàng hóa, bảng kê thu mua hoặc hóa đơn mua hàng.
Quy trình xin C/O mang lại ưu đãi về thuế khi nhập khẩu cho người nhập khẩu, giúp họ tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, và hỗ trợ người bán trong việc tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các nhà xuất khẩu nên đề xuất chứng nhận xuất xứ cho mỗi lô hàng xuất khẩu. Sau khi nhận được bản chính hay bản giấy C/O, việc quét và gửi đi qua hình thức điện tử là đủ, do cả hai quốc gia đã thực hiện C/O điện tử.
Để hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký các bạn vui lòng liên hệ với Project Shipping để được tư vấn cũng như tham khảo ngay Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi để tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí nhé!
Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu mía tươi nước ép mía
– Đảm bảo chuẩn bị hàng với đúng số lượng và chất lượng, lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp và thực hiện giao hàng đúng vào thời điểm quy định.
– Luôn tiếp xúc trước với người nhập khẩu hoặc đại lý thông quan tại quốc gia đích để xác nhận thông tin về tem nhãn phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Lựa chọn nhà dịch vụ thông quan có kinh nghiệm, đã từng thực hiện thủ tục thông quan và xử lý hàng hóa tương tự.
– Đối với ngày cấp kiểm dịch, cần đảm bảo rằng ngày này phải trước hoặc trùng với ngày lên tàu. Ngày lên tàu ghi trên Chứng nhận Xuất xứ (C/O) phải tương ứng với ngày lên tàu trên Hóa đơn Vận đơn và phải trước hoặc ngày phát hành Hóa đơn Vận đơn.
Bài viết trên, Project Shipping đã chia sẻ và giới thiệu đến bạn về quy trình thủ tục nhập khẩu mía tươi, nước ép mía. Hy vọng với nội dung bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía một cách tiết kiệm chi phí cũng như thời gian.
Xem thêm: Thông tin về thủ tục nhập khẩu màu thực phẩm mới nhất