Chia sẻ thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế cho người mới bắt đầu

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Qua bài viết dưới đây, PROJECT SHIPPING sẽ giải đáp thắc mắc của đại đa số các doanh nghiệp đang cân nhắc hoặc mới nhập khẩu thiết bị y tế rằng: Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế có phức tạp không? Các bước tiến hành làm thủ tục Hải quan thông quan hàng hóa ra sao? Nếu quan tâm, hãy click ngay vào bài viết bạn nhé!

Định nghĩa trang thiết bị y tế là gì?

Trang thiết bị y tế chính là những loại dụng cụ, thiết bị, vật tư cấy ghép, chất liệu chuẩn in vitro, thuốc thử, phần mềm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra. Tính đến thời điểm hiện tại, trang thiết bị y tế được chia làm 2 nhóm và phân làm 4 loại dựa vào mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan tới thiết kế kỹ thuật, sản xuất thiết bị y tế. Cụ thể:

  • Nhóm 1: Trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
  • Nhóm 2: Trang thiết bị y tế thuộc B-C-D. Gồm:

Nhóm B: Trang thiết bị y tế với mức độ rủi ro trung bình thấp.

Nhóm C: Trang thiết bị y tế với mức độ rủi ro trung bình cao.

Nhóm D: Trang thiết bị y tế với mức độ rủi ro cao.

Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế chính là những loại dụng cụ, thiết bị, vật tư cấy ghép, chất liệu chuẩn in vitro,…

Mã HS code và biểu thuế thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

  • Đối với bộ thử chẩn đoán bệnh sốt rét: Mã HS code 3002.11.00.
  • Đối với sản phẩm đã và chưa pha trộn dùng cho phòng hoặc chữa bệnh: Mã HS code 3004.90.99.
  • Đối với băng dán và một số sản phẩm có lớp dính có thấm tẩm dược chất lẫn  tráng phủ: Mã HS code 3005.10.10.
  • Đối với băng dán và một số sản phẩm có lớp dính không tráng phủ và và không tẩm dược chất: Mã HS code 3005.10.90.
  • Đối với băng y tế: Mã HS code 3005.90.10.
  • Đối với gạc y tế: Mã HS code 3005.90.20.
  • Đối với bông y tế: Mã HS code 3005.90.90.
  • Đối với chỉ tự tiêu vô trùng, miếng chắn dính, miếng đệm vô trùng: 3006.10.10

Khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị y tế phải nộp 2 loại thuế chính sau:

  • Thuế giá trị gia tăng trang thiết bị y tế: 5% hoặc 10%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: Tùy thuộc theo mã HS code sẽ dao động từ 0-25%.
Mã HS code thiết bị y tế đa dạng
Mã HS code thiết bị y tế đa dạng

Quản lý nhà nước đối với thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế nhập khẩu

Trang thiết bị, máy móc y tế thuộc quyền quản lý chuyên ngành của bộ Y tế. 

Toàn bộ trang thiết bị y tế nhập khẩu cần phải được phân loại. Riêng thủ tục nhập khẩu cần phải căn cứ vào mã HS cùng kết quả phân loại trang thiết bị, máy móc y tế. Một số văn bản pháp quy quản lý trang thiết bị y tế gồm:

  • Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
  • Thông tư số 39/2016/TT-BYT.
  • Thông tư 30/2015/TT-BYT.
  • Thông tư 14/2018/TT-BYT.
  • Công văn số 3593/BYT-TB-CT.
  • Công văn số 5464/BYT-TB-CT.
  • Công văn số 16/BYT-TB-CT.

Điều kiện thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế thuận lợi, doanh nghiệp cần phải đạt đủ các điều kiện cơ bản sau:

  • Trang thiết bị, máy móc y tế loại B-C-D thuộc danh mục trang thiết bị y tế do Bộ trưởng bộ Y tế ban hành sẽ được hoạt động mua bán giống với hàng hóa thông thường. 
  • Doanh nghiệp cần có tối thiểu 1 nhân viên kỹ thuật với trình độ cao đẳng chuyên ngành y dược hoặc kỹ thuật y tế.
  • Doanh nghiệp cần phải có kho bảo quản cũng như phương tiện vận chuyển đáp ứng đầy đủ các điều kiện do bộ Y tế đưa ra.
  • Trang thiết bị y tế phải đảm bảo mới 100%.
  • Doanh nghiệp cần phải cung cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ về công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế cho sở Y tế cấp.
Trang thiết bị y tế phải đảm bảo mới 100%
Trang thiết bị y tế phải đảm bảo mới 100%

 Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Dưới đây là một số bước cơ bản về thủ tục Hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị y tế mà doanh nghiệp cần thực hiện.

  • Bước 1; Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải dự toán công việc, thời gian lẫn chi phí nhập khẩu. 
  • Bước 2: Tại bước này, doanh nghiệp cần phải phân loại trang thiết bị y tế và công bố đủ điều kiện mua bán. Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế. 
  • Bước 3: Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện chốt đơn hàng và chuẩn bị chứng từ hàng hóa với người bản như: Hợp đồng, packing list, invoice, C/O,…
  • Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đơn vị vận chuyển/dịch vụ thông quan hàng hóa.
  • Bước 5: Tiến hành chốt chứng từ vận chuyển lô hàng trang thiết bị máy móc y tế.
  • Bước 6: Thông quan hàng hóa thiết bị máy móc y tế như: Khai báo Hải quan, đóng thuế,…
  • Bước 7: Doanh nghiệp sẽ tiến hành nhận hàng hóa trực tiếp tại kho.
  • Bước 8: Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành dán nhãn phụ. Đồng thời lưu giữ cẩn thận chứng từ và một số công việc khác để hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện lưu hành ra thị trường.

Vừa rồi các bạn đã cùng với PROJECT SHIPPING tìm hiểu xong thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế mới nhất 2021. Nếu cần được hỗ trợ thêm về thủ tục Hải quan nhập khẩu mặt hàng này. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
Thông tin về thủ tục nhập khẩu khăn giấy ướt tẩm mùi
Thông tin về thủ tục nhập khẩu khăn giấy ướt tẩm mùi
Khăn giấy ướt tẩm mùi là một trong những sản phẩm nhập khẩu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thị...
Hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu sợi bông
Hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu sợi bông
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu sợi bông đang tăng lên trên thị trường quốc tế. Sợi bông được sử dụng rộng...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ