Từ trước cho tới nay, máy móc đã qua sử dụng luôn là giải pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, trong mấy năm trở lại đây, hoạt động xuất nhập khẩu của mặt hàng này ngày một sôi động hơn. Vậy, thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.
Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Thực tế, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu về Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định khắt khe. Trong đó, mỗi cá nhân/tổ chức/đơn vị kinh doanh cần phải nắm rõ một số vấn đề sau:
- Giấy chứng thư giám định cần phải đảm bảo phù hợp với quy định QCVN hoặc TCVN. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an toàn tiêu chuẩn của các nước G7 và tiết kiệm năng lượng.
- Tùy thuộc vào từng thiết bị và loại máy cụ thể, đặc biệt là tuổi thọ máy móc không được phép vượt quá 5-10 năm.
- Doanh nghiệp không được phép nhập khẩu thương mại, mặt khác, đơn vị xí nghiệp cần phải xây dựng xưởng mới được nhập khẩu trực tiếp.
- Cuối cùng, đơn vị kinh doanh cần phải xuất trình đầy đủ các: Sơ đồ lắp ráp đối với thiết bị tách rời, hình ảnh thông tin nhà sản xuất/tem máy, chứng nhận giám định đồng bộ và thuyết minh sơ đồ về hoạt động máy cùng một số bộ phận khác.
Thông tư nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng (Quyết định 18)
Quyết định 18/2019/ADD-TTG về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng như sau:
Tiêu chí nhập khẩu đối với hệ thống dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Công suất hoặc hiệu suất còn lại đạt tỷ lệ 85% trở lên.
- Công nghệ dây chuyền không thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
- Công nghệ dây chuyền phải đang được dùng ít nhất 3 cơ sở sản xuất tại các nước OECD.
Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng:
- Tuổi thiết bị máy móc không vượt quá 10 năm.
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Đối với trường hợp không có QCVN liên quan tới thiết bị máy móc nhập khẩu. Cần phải sản xuất phù hợp các chỉ tiêu kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia.
Các mã HS code của mặt hàng máy móc cũ
Doanh nghiệp nếu có nhu cầu nhập khẩu về Việt Nam, trước hết bạn cần phải xác định cụ thể mã HS code của mỗi mặt hàng là gì? Riêng mỗi mã HS, chính sách và thuế được áp dụng sẽ có nhiều sự khác nhau. Cụ thể:
- Đối với mã HS chương 84 dành cho thiết bị như lò hơi và một số thiết bị cơ khí khác.
- Đối với mã HS chương 85 dành cho máy điện, máy ghi, máy tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh.
Hồ sơ cần có để làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Bản sao chứng thực quyết định về chủ trương đầu tư hoặc một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm bản chính danh mục những thiết bị đã qua sử dụng dự kiến được nhập khẩu tại hồ sơ dự án.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu thể hiện năm sản xuất lẫn tiêu chuẩn sản xuất thiết bị/máy móc như sau:
- Giấy xác nhận nhà sản xuất bản gốc về năm sản xuất lẫn tiêu chuẩn sản xuất.
- Chứng thư giám định bản gốc của tổ chức giám định.
Thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và thủ tục liên quan. Cơ quan Hải Quan sẽ thực hiện quyền xem xét và đưa ra quyết định doanh nghiệp xem đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan cho doanh nghiệp hay không? Nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, bạn cần phải nộp một số loại giấy tờ cự thể sau:
- Giấy đăng ký giám định bản chính có xác nhận đăng ký từ tổ chức giám định.
- Văn bản đề nghị chính được phép đưa hàng hóa về kho bảo quản.
- Doanh nghiệp cần phải trình lên cơ quan Hải quan với đủ các giấy tờ và tài liệu liên quan trong thời hạn 30 ngày.
Các loại thuế trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Thực tế, bất kỳ mặt hàng nhập khẩu nào cũng đều bắt buộc phải đóng thuế. Riêng mặt hàng máy móc thiết bị đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải có nhiệm vụ nộp đầy đủ các loại thuế sau:
- Thuế về giá trị gia tăng được áp lên mặt hàng là: 10%.
- Thuế suất thuế ưu đãi nhập khẩu đối với thiết bị/máy móc đã qua sử dụng sẽ có một số mức tương ứng với các loại cụ thể.
- Đối với chi phí vận chuyển lẫn thời gian nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải chủ động dùng các phương thức khác nhau nhằm đảm bảo an toàn và tiến độ lô hàng.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ xong thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng để các doanh nghiệp tham khảo. Nếu muốn được tư vấn thêm về chủ đề này, hãy liên hệ ngay cho công ty PROJECT SHIPPING để được tư vấn cụ thể hơn.