Cùng PROJECT SHIPPING cập nhật mới nhất thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Để nhập khẩu số lượng lớn máy in vào nước ta, doanh nghiệp kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục thông quan tại cơ quan Hải quan. Vậy, thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất hiện nay như thế nào? Quy định về nhập khẩu máy in cũ đã qua sử dụng ra sao? Tham khảo ngay bài viết sau của PROJECT SHIPPING để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!

Máy in là gì?

Máy in là thiết bị điện tử được thiết kế với chức năng tạo ra các bản in ấn và bản sao từ loại tài liệu hoặc hình ảnh cụ thể nào đó được soạn thảo sắn. Chúng hoạt động thông qua các kỹ thuật và phương pháp in tích hợp sẵn ở trong máy.

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại máy in thông dụng như: Máy in laser, máy in kim, máy in phun, máy in flexo, máy in typo. máy in offset, máy in ống đồng,…

 thủ tục nhập khẩu máy in
Máy in là thiết bị điện tử được thiết kế với chức năng tạo ra các bản in ấn và bản sao từ loại tài liệu hoặc hình ảnh cụ thể

Mã HS của thiết bị máy in

  • Mã HS 8443.11.00: Máy in cuộn, máy in offset.
  • Mã HS 8443.12.00: Máy in theo tờ, máy in offset theo tờ rơi.
  • Mã HS 8443.13.00: Máy in offset khác.
  • Mã HS 8443.14.00: Máy in letterpress.
  • Mã HS 8443.16.00: Máy in Flexo.
  • Mã HS 8443.17.00: Máy in ống đồng.
  • Mã HS 8443.31: Máy in kết hợp 2 hoặc nhiều chức năng in.
  • Mã HS 8443.31.11: Máy in có chức năng photocopy màu.
  • Mã HS 8443.39.40: Máy in phun.

Thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại máy in cuộn, máy in offset là 0%/ Còn đối với các loại máy in offset khác sẽ có thuế nhập khẩu ưu đãi là 2%. Riêng các mặt hàng máy in trong diện đặc biệt sẽ có thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 0%.

Thủ tục nhập khẩu máy in

Thủ tục nhập khẩu thiết bị máy in tại cơ quan Hải quan tương tự với một số mặt hàng thiết bị máy móc khác trên thị trường hiện nay. Cụ thể:

Thủ tục nhập khẩu thiết bị máy in tại cơ quan Hải quan tương tự với một số mặt hàng thiết bị máy móc khác
Thủ tục nhập khẩu thiết bị máy in tại cơ quan Hải quan tương tự với một số mặt hàng thiết bị máy móc khác

Danh mục máy in phải xin cấp phép

Thiết bị máy in theo danh mục PROJECT SHIPPING chia sẻ dưới đây sau khi nhập khẩu cần phải xin giấy phép của bộ Thông tin và Truyền thông.

  • Máy in màu theo công nghệ in kỹ thuật số, in offset, in ống đồng, in flexo và in letterpress.
  • Thiết bị máy photo màu và máy in có công dụng photocopy màu.

Quy định về nhập khẩu máy in cũ đã qua sử dụng

Đối với thiết bị máy in cũ đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ quy định tại Khoản 1, điểm K, khoản 2, điều 1 quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Lưu ý, đối với trường hợp dùng máy in phục vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in ấn hoặc giấy phép đăng ký hoạt động ngành in. Hạn chế việc bị phạt sau khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra. 

Đối với các thiết bị máy in có mã HS đầu 84, 85 và không nằm trong danh mục máy in, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu thủ tục nhập khẩu theo quy định tại quyết định số 18/2019/QĐ-TTg.

Chứng từ xin nhập khẩu máy in

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy in, bên cạnh xuất trình giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn các chứng từ cụ thể sau theo quy định của cơ quan Hải quan:

  • Bản hợp đồng về mua bán máy in.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Bản kê khai hàng hóa máy in.
  • Vận đơn hàng hóa.
  • Giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa máy in.

Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các chứng từ làm thủ tục Hải quan máy in, doanh nghiệp sẽ phải bắt tay vào thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in
Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in

Bước 1; Chuẩn bị hồ sơ giấy phép nhập khẩu thiết bị máy in

Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy in theo mẫu số 4 phụ lục tại nghị định số 25/2018/NĐ-CP.

  • Bản catalogue các thiết bị in ấn.
  • Giấy đăng ký kinh doanh bản sao.
  • Một số giấy tờ về thông tin cấp phép doanh nghiệp như giấy chứng nhận về mã số thuế.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy in

Cá nhân/tổ chức doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thiết bị máy in sẽ phải nộp hồ sơ về Cục xuất bản và bộ Thông tin Truyền thông.  Trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp không có giấy phép sẽ được thông báo lý do cụ thể bằng văn bản.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thông quan hàng hóa cơ quan Hải quan

Tại bước này, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thông tin qua hồ sơ điện tử hoặc qua hồ sơ giấy.Khi doanh nghiệp thông quan hàng hóa máy in thành công, có thể liên hệ trực tiếp với bên vận tải PROJECT SHIPPING để kéo hàng về kho của mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất cho quý doanh nghiệp tham khảo. Nếu còn điều gì muốn được tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho PROJECT SHIPPING để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy đánh bóng
Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy đánh bóng
Khám phá mọi bước cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu máy đánh bóng một cách chi tiết và minh bạch. Từ...
Dụng cụ câu cá là gì?
Thủ tục nhập khẩu dụng cụ câu cá cập nhật mới nhất
Câu cá đang trở thành một môn thể thao phổ biến, tạo ra nhu cầu mua sắm dụng cụ tương ứng. Thủ tục nhập...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ