Việc khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cho dù vô tình hay cố ý, đều bị xem là vi phạm pháp luật. Vậy, những trường hợp này liệu có bị phạt không và phạt như thế nào? Hãy cùng Project Shipping tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa; không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hoá; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp; có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
Và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP; ngày 08 tháng 3 năm 2018; của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp; có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể hiểu là hàng hóa; không xác định được nguồn gốc của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa; hoặc nơi thực hiện các công đoạn chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước; hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.
Hướng dẫn cách khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Theo Công văn 1523/BTC-TCHQ của Bộ tài chính ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về xuất xứ được thực hiện như sau:
Những hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ Việt Nam được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do. Khi khai hải quan, người khai sẽ khai như sau:
Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: “mô tả hàng hóa#&VN”:
- Nếu hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại các thông tư, nghị định trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam. Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: “mô tả hàng hóa#&KXĐ”.
- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa).
Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa là hành vi kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những trường hợp này đều sẽ bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước.
Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.
Mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm liên quan đến khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Luật Hải quan 2014 đã đưa ra các quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này. Theo Khoản 2, Điều 10 của Luật Hải quan 2014:
Người khai hải quan, tổ chức, hoặc cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nếu họ thực hiện các hành vi sau đây, sẽ bị xử lý theo pháp luật:
- Thực hiện hành vi gian dối trong việc thực hiện thủ tục hải quan.
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Gian lận thương mại hoặc gian lận thuế.
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính.
- Cản trở các công chức hải quan khi họ đang thực hiện nhiệm vụ.
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, hoặc phá hủy hệ thống thông tin hải quan.
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP, vi phạm về khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị phạt tiền theo các quy định cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ của hàng hóa, nếu không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Các cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm liên quan đến lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ của hàng hóa.
- Đối với các trường hợp vi phạm về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế theo quy định của pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Ngoài ra, việc khai sai xuất xứ hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa cũng được coi là hành vi trốn thuế, có thể bị xử lý hành chính hoặc, trong một số trường hợp, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Với mức phạt và hình thức xử lý nghiêm ngặt, việc chính xác trong việc khai báo xuất xứ và các thông tin khai hải quan là rất quan trọng để tránh vi phạm và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
Hi vọng bài viết này từ Project Shipping đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và liệu có phải chịu phạt không, cũng như mức độ phạt có thể đối mặt. Qua đó, tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân cũng có thêm kiến thức về cách khai báo xuất xứ hàng nhập khẩu một cách chính xác, giúp hạn chế các vi phạm và tránh phải nộp phạt trong quá trình kinh doanh và giao thương.