Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam là hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy, xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ ra sao? Hãy cùng Project Shipping khám phá và tìm hiểu thông qua bài viết này!

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:

  • Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài
  • Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
  • Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Những hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Hồ sơ hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Hồ sơ hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo khoản 2 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:

  • Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Trình tự thực hiện

1. Đối với người xuất khẩu

Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển, ghi rõ mã địa điểm của Chi cục Hải quan nhập khẩu;

Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa;

Bước 3: Giao hàng cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa được thông quan.

2. Đối với người nhập khẩu

Bước 1: Khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu đúng thời hạn, ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ ở ô “Phần ghi chú” hoặc “Ghi chép khác”.

Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

3. Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Bước 1: Theo dõi tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để xử lý thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống.

Bước 3: Hàng tháng, tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan, theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Cách thức thực hiện

Cách thức thự hiện thủ tục: điện tử

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Phụ lục II của Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp (trong trường hợp cần thanh toán).
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác: 01 bản chụp.
  • Giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính hoặc 01 bản chụp kèm Phiếu theo dõi trừ lùi (nếu áp dụng).
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên ngành: 01 bản chính.
  • Tờ khai trị giá: 02 bản chính hoặc nộp dưới dạng dữ liệu điện tử.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc dưới dạng dữ liệu điện tử.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo Phụ lục II của Thông tư.
  • Trường hợp sử dụng tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Người khai hải quan nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK, Phụ lục IV của Thông tư.
  • Giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi (nếu áp dụng).
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Thời hạn giải quyết

Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và hoàn thành giao nhận hàng, người nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan.

Đối tượng thực hiện

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

Kết quả thực hiện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  thông quan hàng hóa.

Lệ phí (nếu có)

20.000 đ/tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Phụ lục II của Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV của Thông tư số 38/2015/TT-BTC (trong trường hợp sử dụng tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
  • Điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ về chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Xem thêm: Hàng phi mậu dịch là gì? Những lưu ý khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Trên đây là một số thông tin đáng chú ý về phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Hi vọng rằng thông qua bài viết này của Project Shipping, bạn đã thu thập được những kiến thức sâu sắc và rõ ràng hơn về cách thức hoạt động của loại hình này.

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì trong logistics? Trong bài viết này Project Shipping sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa, cấu trúc...
PO là gì Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO là gì? Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO (Purchase Order) – Là tài liệu quan trọng xác nhận giao dịch và quản lý hàng tồn kho trong Logistics....
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ