FCA (Free Carrier) INCOTERMS 2020 là một trong những điều kiện quan trọng của Incoterms 2020, quy định rõ trách nhiệm và chi phí giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hãy cùng Project Shipping tìm hiểu về cách điều kiện FCA hoạt động và những ưu điểm mà nó mang lại cho quản lý chuỗi cung ứng của bạn. Đón đọc để khám phá thêm về cách chúng tôi giúp bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả điều kiện FCA trong các giao dịch quốc tế của bạn!
Điều kiện FCA là gì?
FCA (Free Carrier) – “Giao hàng cho người chuyên chở” là điều kiện trong đó người bán chịu trách nhiệm và chi phí liên quan đến vận tải nội địa để chuyển giao hàng hóa cho người chuyên chở mà người mua chỉ định, thường tại cảng hoặc sân bay xuất khẩu. Điều này có nghĩa là người bán phải tổ chức và thanh toán cho quá trình vận chuyển hàng hóa đến địa điểm chỉ định, từ đó giao cho người chuyên chở mà người mua đã chọn. Điều này giúp xác định rõ nguyên tắc chuyển giao rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển nội địa.
Hướng dẫn sử dụng điều kiện FCA (Free Carrier) INCOTERMS 2020
1. Về phương thức vận chuyển: Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển và có thể được sử dụng khi có nhiều phương tiện vận chuyển tham gia.
2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA – Free Carrier): Giao hàng cho người chuyển chở có nghĩa là hàng hóa được chuyển giao cho người mua theo hai cách:
– Cách thứ nhất, khi nơi giao hàng là cơ sở của người bán, hàng hóa sẽ được chuyển giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định để lấy hàng.
– Cách thứ hai, khi nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán, hàng hóa sẽ được chuyển giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyển chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận chuyển của người bán, sẵn sàng để dỡ xuống. Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó, mọi chi phí sẽ do người mua chịu.
3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể: Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này giúp xác định rõ khi nào và ở đâu hàng hóa và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua. Đồng thời, đây là điểm mà từ đó mọi chi phí vận chuyển sẽ do người mua chịu. Nếu hai bên không thống nhất một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định, và nếu có nhiều điểm có thể giao hàng tại nơi đó, người bán có thể chọn một điểm phù hợp nhất theo mục đích của họ.
4. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần thiết. Tuy nhiên, người bán không có trách nhiệm thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu hoặc qua cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu hoặc các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu.
5. Vận đơn với dấu On-board trong mua bán FCA: Điều kiện FCA có thể sử dụng mọi phương thức vận chuyển và có thể áp dụng khi có nhiều phương thức vận chuyển tham gia. Đối với trường hợp không thể có vận đơn On-board phát hành từ người chuyển chở tại nơi giao hàng chỉ định, người mua có thể chỉ định người chuyển chở để phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán, giải quyết vấn đề khi cần vận đơn xác nhận việc nhận hàng từ người chuyển chở trước khi lên tàu.
Trách nhiệm của các bên trong điều kiện FCA (Free Carrier) INCOTERMS 2020
Nội dung | Người bán (Seller) | Người mua (Buyer) |
---|---|---|
Trách nhiệm | – Giao tại địa điểm chỉ định cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định (điểm chỉ định đó thường là cảng hoặc sân bay). | – Thông quan hàng hóa tại 2 đầu xuất nhập, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải chính và dỡ hàng từ phương tiện vận tải chính, cước phí vận chuyển quốc tế, phí vận chuyển nội địa tại đầu nhập khẩu và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng,…. |
– Thông quan hàng xuất khẩu. | ||
– Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển). | ||
– Chịu Local Charge ở đầu xuất và đầu nhập. | ||
– Thông quan nhập khẩu. | ||
– Vận chuyển hàng từ cảng đến tới kho người mua bằng phương tiện vận tải nội địa. | ||
– Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua và nhập kho. | ||
Chi phí | – Sản xuất, đóng gói hàng hóa, vận tải đến địa điểm chỉ định… | – Thông quan hàng hóa tại 2 đầu xuất nhập, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải chính và dỡ hàng từ phương tiện vận tải chính, cước phí vận chuyển quốc tế, phí vận chuyển nội địa tại đầu nhập khẩu và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng,…. |
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định. |
Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện giao hàng FCA
Theo điều kiện FCA, không có yêu cầu buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro trong quá trình vận chuyển, khuyến khích bên liên quan có thể xem xét việc mua bảo hiểm cho lô hàng. Trong tình huống này, đoạn rủi ro của bên vận chuyển có thể kéo dài hơn, do đó, người mua được khuyến khích xem xét việc mua bảo hiểm để bảo vệ lợi ích và tài sản của mình. Quyết định này giúp tăng cường an ninh và chắc chắn trong quá trình vận chuyển, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể phát sinh từ rủi ro không mong muốn.
Nhận xét về điều kiện giao hàng FCA
FCA trong vận tải đường hàng không tương tự như FOB trong vận tải đường biển. Trong nhiều trường hợp, cơ quan hải quan yêu cầu người nhập khẩu thay đổi điều kiện giao hàng từ FOB sang FCA trên hợp đồng hoặc hóa đơn nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không.
Thông thường, FCA đòi hỏi người bán không phải thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, mà người mua sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, việc ai sẽ chi trả chi phí cho thủ tục này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Vì người bán có kiến thức và kinh nghiệm hơn về thủ tục xuất khẩu tại nước gốc, họ sẽ nắm rõ hơn về những thủ tục và giấy tờ cần thiết.
FCA vẫn là một trong số nhiều điều kiện được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong vận tải đường hàng không (tương tự như FOB). Người nhập khẩu tại Việt Nam thường tự đặt và thanh toán cước vận chuyển quốc tế, tự đảm nhận việc lấy hàng tại nước xuất khẩu và kiểm tra chi tiết hàng hóa trước khi bốc lên phương tiện vận chuyển quốc tế.
Quý khách có thể tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi để được tư vấn về FCA (Free Carrier) INCOTERMS 2020 một cách cụ thể, chính xác nhất. Giúp quý khách thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.
Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping
Khi Quý Khách Hàng lựa chọn dịch vụ của chúng tôi tại Project Shipping, bạn sẽ được trải nghiệm một giải pháp One-Stop Shop toàn diện, bao gồm đầy đủ các dịch vụ liên quan đến giao nhận và vận chuyển logistics. Chúng tôi tự tin mang đến cho bạn trải nghiệm “Dịch vụ WOW” tại mọi cung bậc, với sự sáng tạo và linh hoạt để vượt xa những kì vọng của bạn.
Tại Project Shipping, chúng tôi cung cấp các dịch vụ chuyển phát hiện đại như:
- Vận Chuyển Hàng Dự Án
- Vận Chuyển Đường Bộ
- Vận Chuyển Đường Biển
- Vận Chuyển Đường Hàng Không
- Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói
- Dịch Vụ Logistics
Xem thêm: Chi tiết về điều kiện giao hàng FAS (Free Along Side) INCOTERMS 2020
Trong bối cảnh đầy thách thức của ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế, việc hiểu rõ về các điều kiện Incoterms và lựa chọn đúng điều khoản theo từng tình huống sẽ giúp các doanh nghiệp khác tối ưu hóa quản lý chi phí và rủi ro, đồng thời thúc đẩy hiệu suất giao dịch toàn cầu. Hy vọng bài viết này của Project Shipping sẽ mang lại được những thông tin bổ ích cho bạn.