Doanh nghiệp bạn mới thành lập và lần đầu tiên thực hiện nhập khẩu hàng hóa? Doanh nghiệp bạn đang lúng túng và không biết nên bắt đầu làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa lần đầu như thế nào? Vậy, hãy để công ty vận chuyển PROJECT SHIPPING hướng dẫn nhập khẩu lần đầu ngay dưới bài viết sau cho các bạn tham khảo và áp dụng nhé!
Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
Bước đầu tiên trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu chính là chuẩn bị chứng từ hàng hóa. Cụ thể:
- Thứ nhất: Bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu những chứng từ liên quan gồm: Hợp đồng mua bán, chi tiết đóng gói, hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra, bạn cần phải tìm hiểu thêm một số dạng chứng từ khác như: CA, CQ, Fumigation Certificate,…
- Thứ hai: Khi đã kiểm tra xong thông tin lẫn số liệu có trong chứng từ, bạn hãy đối chiếu chéo số liệu giữa chúng nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác. Trong đó, bạn cần đặc biệt chú ý tới CO và Invoice.
Chuẩn bị chữ ký số và đăng ký với tổng cục Hải quan
Trong quá trình làm thủ tục Hải quan lần đầu, doanh nghiệp nên đăng ký chữ ký số 2 lần gồm:
- Đăng ký doanh nghiệp dùng chữ ký số: Mục đích chính là truyền số seal/container, CO,…Khi làm xong, bạn hãy đợi vài tiếng chữ ký số sẽ ngay lập tức được hệ thống cập nhật.
- Đăng ký dùng hệ thống VNACCS: Mục đích chính là truyền được tờ khai, thông thường doanh nghiệp phải đợi mất 1 ngày mới có thể sử dụng được chức năng này.
Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS
Trên lý thuyết, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 3 phương án để khai báo Hải quan điện tử sau: Phần mềm khai báo Hải quan miễn phí từ tổng cục Hải quan cung cấp; xây dựng phần mềm theo chuẩn thông điệp được tổng cục Hải quan kết nối và phần mềm do các công ty tin học được tổng cục Hải quan xác nhận hợp chuẩn cung cấp. Thế nhưng, về thực tế thì chỉ có phương án 3 được đánh giá là khả thi nhất.
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đây là bước quan trọng do cơ quan có thẩm quyền lấy mẫu kiểm tra nhằm đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu. Tại bước này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra: Chất lượng, văn hóa, y tế, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Riêng đối với hàng kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp nên làm hồ sơ đăng ký với cơ quan kiểm tra theo quy định ban hành: Kiểm dịch thực vật, động vật, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn chất lượng, xe máy/xe cơ giới chuyên dùng.
Tiến hành khai và truyền tờ khai Hải quan
Khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng đến từ hãng vận chuyển, bạn hãy tiến hành lên tờ khai hải quan. Bạn hãy dùng phần mềm đã cài đặt rồi nhập toàn bộ thông tin, số liệu lô hàng vào tờ khai. Cho tới khi truyền chính thức, tờ khai này sẽ được hệ thống tự động phân luồng gồm:
- Luồng xanh: Đã được thông quan và cần phải nộp thuế, đồng thời đến Hải quan để thực hiện nốt thủ tục.
- Luồng vàng: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
- Luồng đỏ: Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tiến hành lấy lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng chính là giấy tờ chứng từ quan trọng nhằm mục đích làm thủ tục ở cảng khi kiểm hóa và lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành. Nếu doanh nghiệp bạn là người nhận hàng, hãy đến hãng tàu để lấy lệnh.
Trường hợp doanh nghiệp bạn sử dụng House B/L, hãy lấy lệnh từ công ty giao nhận lấy lệnh của họ. Tiếp đến, bạn có thể ủy quyền để doanh nghiệp sang hãng tàu lấy lệnh hãng tàu tiếp và cược vỏ container. Một số trường hợp forwarder sẽ lấy lệnh hãng tàu rồi nên bạn chỉ cần lấy vỏ từ hãng tàu là xong.
Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan
Bước thứ 7 trong hướng dẫn nhập khẩu lần đầu chính là chuẩn bị hồ sơ Hải quan. Phụ thuộc vào luồng tờ khai mà giấy chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Tờ khai luồng xanh: Khai in ở trên phần mềm lẫn tờ mã vạch trên web tổng cục Hải quan.
- Tờ khai luồng vàng: Giấy giới thiệu của doanh nghiệp, bản in từ phần mềm tờ khai Hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hóa đơn cước vận chuyển quốc tế, chứng nhận xuất xứ,…
- Tờ khai luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chứng từ và kiểm tra hàng kiểm hóa.
Thực hiện làm thủ tục tại chi cục Hải quan
Đến bước làm thủ tục tại chi cục Hải quan, doanh nghiệp cũng theo tờ khai luồng để làm các công việc tương ứng:
- Tờ khai luồng xanh: Nộp thuế nhập khẩu và phí VAT.
- Tờ khai luồng vàng: Cán bộ cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
- Tờ khai luồng đỏ: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy cho tới khi hợp lệ mới tiếp nhận và chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa.
Hy vọng những hướng dẫn nhập khẩu lần đầu chúng tôi chia sẻ trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp tham khảo.