Báo động chống trộm được trang bị tính năng thông minh là một công cụ quan trọng giúp người dùng cảm thấy an tâm khi ở trong nhà hoặc căn hộ của mình. Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị báo trộm, hãy đọc bài viết hữu ích dưới đây của Project Shipping nhé!
Mã HS thiết bị báo trộm
Mã hs | Mô tả |
85311010 | Báo trộm |
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì thiết bị báo trộm có mã hs là 85311010. Thuế nhập khẩu của mặt hàng này là 0% và thuế GTGT là 8%.
Chính sách nhập khẩu thiết bị báo trộm
Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục nhập khẩu thiết bị báo trộm bao gồm:
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015;
- Công văn 20/BTTTT-CNTT ngày 07/01/2015;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sửa đổi bổ sung thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Thông tư 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
- Quyết định 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021.
Theo các văn bản này, thiết bị báo trộm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, cần chú ý các điểm sau:
- Hàng điện tử đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
- Cần tuân thủ quy định về dán nhãn hàng hóa theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP;
- Xác định mã HS chính xác để tránh việc phát sinh thuế nhập khẩu và tránh bị phạt.
Thuế nhập khẩu thiết bị báo trộm
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế GTGT.
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là chi phí tính vào giá vốn hàng bán của thiết bị báo trộm. Vì thế quý vị phải kiểm tra đúng mã hs để được áp mã thuế nhập khẩu tốt nhất.
Đối với thiết bị báo trộm được nhập khẩu từ các nước như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho mình chứng nhận xuất xứ (℅) để được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất.
Hãy tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết sẽ xử lý mọi yêu cầu của quý khách một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thiết bị báo trộm
Để thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm, trước hết thương nhân cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Tờ khai Hải quan: Đây là tài liệu quan trọng để khai báo thông tin về hàng hóa và các thông tin liên quan đến nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại: Tài liệu này chứng minh sự thỏa thuận mua bán giữa người bán và người mua, cung cấp thông tin về điều kiện giao hàng, giá cả và các điều khoản khác liên quan đến giao dịch.
- Hoá đơn thương mại: Đây là văn bản chứng nhận việc mua bán hàng hóa, cung cấp thông tin về số lượng, giá cả, giá trị hàng hóa và các điều kiện thanh toán.
- Phiếu đóng gói hàng hóa: Tài liệu này mô tả chi tiết về cách đóng gói hàng hóa, bao gồm số lượng, trọng lượng, kích thước và mô tả hàng hóa.
- Vận đơn: Là tài liệu chứng nhận việc vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua, bao gồm thông tin về người gửi, người nhận và thông tin vận chuyển.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Đây là tài liệu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, quan trọng để xác định các điều khoản thuế và xuất xứ của hàng hóa.
Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các tài liệu trên sẽ giúp thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu một cách suôn sẻ và hiệu quả.
Quy trình làm thủ tục thông quan
Bước 1: Đăng ký và nhập liệu trên hệ thống phần mềm ECUS5-VNACCS để khai báo thông tin lô hàng. Thông tin nhập liệu cần chính xác và đồng bộ với các thông tin trên chứng từ.
Bước 2: Mở tờ khai sau khi hoàn tất khai báo. Hệ thống Hải quan sẽ trả kết quả thông quan. Tùy vào kết quả phân luồng, doanh nghiệp có thể cần nộp bổ sung hồ sơ để kiểm tra thực tế.
Bước 3: Thông quan tờ khai sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa (nếu cần). Nếu không có sai sót, cơ quan Hải quan sẽ xác nhận thông quan cho lô hàng. Người nhập khẩu sẽ đến đóng thuế để kéo hàng về.
Bước 4: Chở hàng về kho sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Thương nhân nhập khẩu có thể hoàn thành tất cả hồ sơ để mang hàng về kho của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu kính cường lực
Trên đây là bài viết chia sẻ về thủ tục nhập khẩu thiết bị chống trộm, nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ ngay cho Project Shipping để chúng tôi có thể tư vẫn và hỗ trợ cho quý khách.