Ngoài những hình thức nhập khẩu, xuất khẩu phổ biến, chúng ta còn biết đến một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là tạm nhập tái xuất. Vậy các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam được quy định như thế nào? Hãy cùng Project Shipping tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Tại Điều 29 Luật Thương mại 2005 có quy định tạm nhập, tái xuất hàng hóa như sau:
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam
1. Các mặt hàng cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương 2017, các mặt hàng cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất bao gồm:
- Chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải.
- Hàng hóa cấm theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại.
- Hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
2. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Việt Nam
Theo quy định hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng không có tên trong Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Các hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất là:
Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này;
Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
Mã hàng Mô tả mặt hàng
Phụ lục VI. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Lợi ích của tạm nhập tái xuất
- Trở thành cầu nói trong thương mại quốc tế.
- Dùng lợi thế vị trí địa lý để biến chúng thành cơ hội kinh doanh.
- Đa dạng loại hình thương mại quốc tế, thúc đẩy giao thương với các nước khác trên thế giới.
- Giảm chi phí thuế quan: Hàng hóa được nhập khẩu tạm thời và sau đó xuất khẩu trở lại thường không phải chịu thuế quan hoặc các chi phí xuất khẩu, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho: Tạm nhập tái xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho bằng cách sử dụng hàng hóa trong một quốc gia mà không cần giữ lại lâu dài, đặc biệt là trong trường hợp hàng hóa có thể hết hạn sử dụng.
- Tăng linh hoạt trong quản lý sản xuất: Doanh nghiệp có thể tận dụng tạm nhập tái xuất để tăng linh hoạt trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm và sau đó xuất khẩu sản phẩm đến thị trường khác.
- Khả năng tiếp cận thị trường mở rộng: Tạm nhập tái xuất cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới mà không phải chịu áp lực về thuế quan cao.
- Đối phó với biến động thị trường: Tạm nhập tái xuất có thể giúp doanh nghiệp giảm tác động của biến động thị trường, như thay đổi thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu.
Thủ tục thực hiện quy định về các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam
Căn cứ vào khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thủ tục hải quan được quy định như sau:
2. Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
4. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.
Quy định về thời hạn tạm nhập tái xuất?
Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, trong đó quy định cụ thể về tạm nhập, tái xuất.
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày làm xong thủ tục tạm nhập.
Trường hợp cần gia hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập; thời hạn mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Xem thêm: Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan
Hy vọng với những thông tin mà Project Shipping đã cung cấp, bạn sẽ hiểu được việc tạm nhập tái xuất các mặt hàng vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển và thương mại quốc tế.