Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Trị giá hải quan là gì? Là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan. Bài viết dưới đây, Project Shipping sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về trị giá hải quan mà bạn cần biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan
Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan

Trị giá hải quan là gì?

Trị giá hải quan – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Customs Valuation.

Trị giá hải quan hay giá trị hải quan, là tổng giá trị của tất cả các mặt hàng trong lô hàng và xác định mức thuế nhập khẩu  mà người nhận hàng phải trả. Ví dụ: nếu vận chuyển 10 bộ váy, mỗi chiếc trị giá 25 USD thì trị giá hải quan phải nhập là 250 USD. (Theo European Commission)

Luật Hải quan năm 2014 qui định như sau: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.”

Vai trò của trị giá hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu

1. Vai trò của trị giá hải quan trên góc độ quản lý nhà nước 

  • Kiểm soát và thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu để điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế.
  • Thực thi các quy định về luật hải quan, quản lý ngoại thương, thuế xuất nhập khẩu và luật thương mại để đảm bảo an ninh và tuân thủ.
  • Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu từng mặt hàng theo từng giai đoạn nhằm hiểu rõ hơn về thị trường.
  • Xác định trị giá hải quan để xây dựng chính sách phù hợp với hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.

2. Vai trò của trị giá hải quan trên góc độ quản lý doanh nghiệp

  • Kê khai trị giá hải quan là trách nhiệm của doanh nghiệp và cá nhân tham gia xuất nhập khẩu.
  • Xác định trị giá hải quan giúp doanh nghiệp tính toán tiền thuế và điều chỉnh giá bán theo thị trường.
  • Việc xác định trị giá hải quan giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Việt Nam.
  • Trị giá hải quan là cơ sở để xây dựng biện pháp quản lý và chính sách quản trị rủi ro.
Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan
Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan

Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan

Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan theo Điều 18 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu phải khai trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan, trừ các trường hợp sau:

  • Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
  • Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, đồng thời đã khai đủ thông tin trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS và Hệ thống này tự động tính trị giá hải quan;
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.

Phương pháp xác định trị giá hải quan

1. Trong trường hợp hàng xuất khẩu:

  • Giá bán của hàng hóa được xác định trên hợp đồng, hóa đơn thương mại và các tài liệu liên quan tính tới cửa khẩu xuất đầu tiên.
  • Nếu không thể xác định được trị giá để tính thuế xuất khẩu, sẽ kiểm tra dữ liệu hải quan trong cùng thời điểm và lấy trị giá thấp nhất từ hai trị giá hàng hóa xuất khẩu giống nhau hoặc tương tự để áp dụng làm trị giá tính thuế xuất khẩu.

2. Đối với hàng nhập khẩu:

  • Phương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu là áp dụng sáu phương pháp tuần tự, dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan, tính đến giá thực tế phải trả tới cửa khẩu nhập đầu tiên.

Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.

Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan
Trị giá hải quan là gì? Phương pháp xác định trị giá hải quan

Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, có quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định trả lời chi tiết vấn đề các doanh nghiệp quan tâm: Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không?

Cụ thể, Khai sai trị giá hải quan, cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;

c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển;

b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

Như vậy, quy định về xử phạt khi khai sai trị giá hải quan sẽ phụ thuộc vào mức độ, hành vi khai sai so với thực tế, mức độ ảnh hưởng,… làm căn cứ định mức vi phạm.

Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện các hành vi cố tình khai sai để nhằm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì bị xử phạt theo quy định trên.

Bên cạnh đó còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không?

Thông qua việc hiểu rõ về trị giá hải quan và vai trò của nó trong hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta nhận thấy sự quan trọng của việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong giao thương quốc tế. Hy vọng rằng với những thông tin mà Project Shipping đã chia sẻ, bạn sẽ áp dụng thành công những kiến thức này vào thực tế, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì trong logistics? Trong bài viết này Project Shipping sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa, cấu trúc...
PO là gì Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO là gì? Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO (Purchase Order) – Là tài liệu quan trọng xác nhận giao dịch và quản lý hàng tồn kho trong Logistics....
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ