Hiện nay, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đang trở thành một trong những tài liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia. Thế nên, việc nắm được những thông tin quan trọng về các form C/O là một điều hết sức cần thiết. Trong bài viết này, Project Shipping sẽ chia sẻ cho các bạn về khái niệm CO Form VK và những điểm quan trọng của CO Form VK.
CO form VK là gì?
C/O form VK (đôi khi được gọi là C/O form KV và vẫn được công nhận trong nhiều trường hợp) là loại Chứng chỉ Xuất xứ ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hàn Quốc. C/O form VK được ban hành dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA; VietNam – Korea Free Trade Area), có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.
Chứng chỉ Xuất xứ (C/O) được coi là một tài liệu quan trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Việc có C/O cho hàng hóa nhập khẩu giúp hưởng ưu đãi về mặt thuế, thường dẫn đến giảm thuế. Hiệp định này giúp người xuất khẩu và người nhập khẩu tiết kiệm một phần chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
C/O form VK được phát hành dựa trên các quy định của Hiệp định VKFTA và theo những văn bản pháp luật cụ thể như sau:
- Thông tư 40/2015/TT-BCT:
- Quy định về việc thực hiện các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
- Thông tư 48/2015/BCT:
- Sửa đổi thông tư số Thông tư 40/2015/TT-BCT (18/11/2005) của Bộ Công Thương quy định về việc thực hiện các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
- Nghị định 149/2017/NĐ-CP:
- Quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VKFTA trong giai đoạn 2018 – 2022.
Hồ sơ xin cấp CO form VK bao gồm những gì?
Tương tự như các loại Chứng chỉ Xuất xứ (C/O) khác, để đạt được C/O mẫu VK, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ thông tin về hàng hóa, bên nhập khẩu, và bên xuất khẩu. Các thông tin phải nhất quán với nhau để tránh bị từ chối cấp C/O. Dưới đây là các chứng từ bạn cần chuẩn bị cho hồ sơ xin C/O:
- Đơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu):
- Đơn đề nghị cấp C/O theo mẫu quy định.
- Tờ khai C/O:
- Tờ khai C/O đã được khai hoàn chỉnh. Chuẩn bị tối thiểu 4 bản, bao gồm 1 bản chính, 1 bản copy cho đơn vị chuyển khách hàng, 1 bản copy cho đơn vị C/O lưu lại, và 1 bản copy cho cơ quan cấp C/O. Đối với form ICO, cần làm thêm 1 bản First copy để chuyển tới Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO.
- Chứng từ xuất khẩu:
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có).
- Tờ khai hải quan với hàng xuất khẩu.
- Chứng nhận xuất khẩu (nếu có).
- Hóa đơn (có thị thực VISA đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch).
- Vận đơn.
- Chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam:
- Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu.
- Định mức hải quan (nếu có).
- Kê khai nguyên liệu sử dụng để sản xuất.
- Chứng từ nhập, mua nguyên liệu.
- Quy trình sản xuất và giấy kiểm định của cơ quan chuyên ngành (trong trường hợp các chứng từ khác chưa giải thích rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa).
Quy trình xin cấp CO form VK
Bước 1: Doanh nghiệp bắt đầu quá trình đăng ký thông tin thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương, truy cập vào trang web www.ecosys.gov.vn, hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.
Bước 2: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp C/O thông qua trang web www.ecosys.gov.vn, hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng của Tổ chức cấp C/O tại địa điểm doanh nghiệp đã đăng ký thông tin, hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu điện đến văn phòng của Tổ chức cấp C/O theo địa chỉ đã đăng ký.
Bước 3: Tổ chức cấp C/O thực hiện kiểm tra hồ sơ để đảm bảo tính hợp lệ và thông báo cho doanh nghiệp với một trong các lựa chọn sau:
- Chấp nhận cấp C/O và thông báo về thời gian nhận C/O.
- Đề nghị bổ sung chứng từ cụ thể.
- Yêu cầu kiểm tra lại chứng từ, đưa ra các thông tin cụ thể cần kiểm tra, có thể cung cấp chứng cứ để hỗ trợ kiểm tra.
- Từ chối cấp C/O nếu phát hiện vi phạm theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
- Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nếu cần thiết.
Bước 4: Cán bộ của Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra, nhập dữ liệu vào hệ thống và đề xuất cấp C/O.
Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.
Bước 6: Cán bộ của Tổ chức cấp C/O đóng dấu, ghi vào sổ và trả C/O cho doanh nghiệp.
Quá trình xử lý các giấy tờ liên quan đến C/O rất phức tạp và yêu cầu người nhập khẩu phải có kiến thức vững về ngoại thương và hiểu biết sâu sắc về pháp luật hải quan. Quý khách có thể tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ để có thể nhanh chóng hoàn thành các loại thủ tục để bạn có thể thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.
Các trường hợp bị từ chối cấp CO form VK
Tình trạng từ chối cấp C/O form VK vẫn thường xuyên xảy ra, chủ yếu là do vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị bộ hồ sơ và chứng từ xin cấp C/O. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ, tại Điều 21, quy định rõ những trường hợp bị từ chối cấp C/O như sau:
- Bộ hồ sơ xin cấp C/O Mẫu VK chứa thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ.
- Nội dung trong bộ hồ sơ xin cấp C/O có sự không đồng nhất, mâu thuẫn.
- Xuất trình hồ sơ cấp C/O không tại địa điểm đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
- Mẫu C/O form VK được khai bằng chữ viết tay, bị tẩy xóa, in bằng nhiều màu mực hoặc in mờ không thể đọc.
- Hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ theo các tiêu chuẩn đã quy định.
Xem thêm: Những thông tin quan trọng về CO Form AK mới nhất 2024
Trong bối cảnh ngày càng hội nhập quốc tế, việc hiểu rõ và thực hiện đúng các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu một cách hiệu quả và thuận lợi. Qua bài chia sẻ này của Project Shipping, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về CO Form VK cũng như quy trình để hoàn thành loại thủ tục này.