Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Bảo hiểm loại C là  một lựa chọn đáng tin cậy cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Đây không chỉ là một dạng bảo hiểm phổ biến, mà còn là một công cụ quan trọng để bảo vệ hàng hóa của bạn trong hành trình vận chuyển qua biển. Vậy bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển là gì? Hãy cùng khám phá chi tiết hơn trong bài viết này của Project Shipping!

Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển
Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển

Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng được bảo hiểm chính là hàng hóa được vận chuyển qua đường biển từ điểm xuất phát đến điểm đích. Tuy nhiên, có thể áp dụng cho các trường hợp mà hàng hóa này cần được vận chuyển nối tiếp bằng các phương tiện khác như đường bộ, đường sắt, đường sông hoặc đường hàng không.

Trong trường hợp này, bảo hiểm Loại C vẫn sẽ cung cấp bảo vệ toàn diện cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng, bất kể phương tiện vận chuyển nào được sử dụng. Điều này bao gồm việc bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại trong quá trình di chuyển qua mỗi phần của hành trình, bất kể là đường biển hay các phương tiện vận chuyển khác.

Do đó, bảo hiểm Loại C không chỉ giới hạn ở vận chuyển đường biển mà còn có thể mở rộng để bao gồm các phương tiện vận chuyển khác, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn và bảo vệ cho hàng hóa của họ trong mọi tình huống vận chuyển.

Phạm vi bảo hiểm lại C

Mất mát và hư hỏng trong phạm vi bảo hiểm Loại C có thể quy hợp lý cho các tình huống sau:

  • Cháy hoặc nổ: Trong trường hợp tàu hoặc container bị cháy hoặc nổ trong quá trình vận chuyển hàng hóa, gây ra thiệt hại hoặc mất mát cho hàng hóa.
  • Tai nạn giao thông đường biển: Bao gồm các sự kiện như tàu, sà lan bị mắc cạn, đắm, hoặc lật úp trên biển, dẫn đến mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa.
  • Tai nạn giao thông đường bộ: Các tình huống như phương tiện vận tải trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh, gây ra mất mát hoặc hư hỏng cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển nối tiếp từ cảng biển đến đích cuối cùng.
  • Va chạm hoặc đâm phải: Bao gồm các tình huống khi tàu, sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển đâm va nhau hoặc đâm va phải các vật thể bên ngoài không kể nước, gây ra thiệt hại cho hàng hóa.
  • Dỡ hàng tại cảng lánh nạn: Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình dỡ hàng tại cảng lánh nạn, do các yếu tố như quá trình xếp dỡ hoặc vận chuyển không cẩn thận.
  • Hy sinh tổn thất chung: Đây là mất mát hoặc hư hỏng do các tình huống không thể kiểm soát được như cơn bão hoặc động đất, không thuộc về lỗi của bất kỳ bên nào trong quá trình vận chuyển.
  • Ném hàng xuống biển: Trong trường hợp hàng hóa bị ném xuống biển do sự cố hoặc vụ tai nạn, dẫn đến mất mát hoặc hư hỏng không thể tránh khỏi.
Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển
Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển

Các loại trừ bảo hiểm

Các trường hợp không được bảo hiểm trong phạm vi bảo hiểm Loại C thường bao gồm:

  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi hành vi cố ý của người được bảo hiểm không được bảo hiểm.
  • Sự mất mát hoặc tổn thất do rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm không đầy đủ hoặc không thích hợp không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi khuyết tật hoặc tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ, ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm không được bảo hiểm.
  • Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác tàu không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí phát sinh do hành động sai lầm, có chủ tâm của bất kỳ người nào gây ra không được bảo hiểm.
  • Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, hoặc chất phóng xạ không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, hành động thù địch không được bảo hiểm.
  • Phát sinh từ chiếm đóng, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ và hậu quả của những việc đó không được bảo hiểm.
  • Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị, tư tưởng hay tôn giáo không được bảo hiểm.
  • Phát sinh từ những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động không được bảo hiểm.

Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.

Thời hạn bảo hiểm

Điều khoản về thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm Loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển được quy định cụ thể như sau:

Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa rời kho hoặc nơi chứa hàng tại điểm xuất phát được ghi trong Hợp Đồng Bảo Hiểm hoặc Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm để bắt đầu quá trình vận chuyển thông thường.

Bảo hiểm này kết thúc tại một trong các thời điểm sau:

  • Khi hàng hóa được giao vào kho của người nhận hàng hoặc nơi chứa hàng cuối cùng có tên ghi trong Hợp Đồng Bảo Hiểm hoặc Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm.
  • Khi hàng hóa được giao vào bất kỳ kho hoặc nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hoặc tại nơi nhận hàng có tên ghi trong Hợp Đồng Bảo Hiểm hoặc Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm, mà người được bảo hiểm chọn dùng cho mục đích chứa hàng không còn trong quá trình vận chuyển thông thường, hoặc chia/phân phối hàng, hoặc khi đã hết hạn sáu mươi (60) ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng từ mạn tàu tại cảng dỡ hàng cuối cùng.

Nếu sau khi hàng hóa đã được bảo hiểm và có hiệu lực, nhưng người được bảo hiểm lại thay đổi nơi nhận hàng, bảo hiểm vẫn có hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm bằng văn bản và được chấp thuận bởi công ty bảo hiểm với mức phí và điều kiện bảo hiểm mới.

Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển
Thông tin chi tiết về bảo hiểm loại C trong vận chuyển hàng hóa đường biển

Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

Thời hạn yêu cầu bồi thường và thời hiệu khởi kiện trong hợp đồng bảo hiểm được quy định như sau:

  • Thời hạn yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật, thời hạn này có thể được kéo dài.
  • Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba (03) năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
  • Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra Tòa án tại Việt Nam để giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những quy định này giúp định rõ thời hạn và quy trình giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên một cách minh bạch và công bằng.

Xem thêm: Những điều cần biết về xác minh e-CO

Bảo Hiểm Loại C không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường biển, mà còn là một phần không thể thiếu của chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của Project Shipping sẽ giúp bạn chọn lựa một chính sách bảo hiểm phù hợp để đảm bảo sự an tâm và thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
Seal Container Là Gì? Vai Trò Seal Container Phổ Biến
Seal Container Là Gì? Vai Trò Seal Container Phổ Biến
Seal Container Là Gì Vai Trò Seal Container Phổ Biến. Để đáp ứng nhu cầu này, seal container – hay còn...
Chỉ số LPI là gì? Những Điều Bạn Muốn Biết Về Nó
Chỉ số LPI là gì? Những Điều Bạn Muốn Biết Về Nó
Chỉ số LPI là gì? Những điều bạn muốn biết về nó. Qua bài viết này Project Shipping sẽ cho bạn biết những...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ