Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) là gì? Những điều cần biết về CO

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) chính là loại giấy tờ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chứng từ này có vài trò trình xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ và quốc gia cụ thể nào đó. Hôm nay, hãy cùng với công ty PROJECT SHIPPING tìm hiểu giấy tờ chứng nhận xuất xứ CO ngay dưới bài viết sau bạn nhé!

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) là gì?

CO chính là giấy tờ chứng nhận về xuất xứ hàng hóa và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền từ nước xuất khẩu hàng hóa được sản xuất ở nước đó. Giấy CO cần phải tuân thủ theo định riêng của nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ cụ thể.

Mục đích chính của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuế quan hợp pháp. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ khác của pháp luật về tình hình xuất nhập khẩu của mỗi nước gồm: Nhập khẩu, xuất khẩu.

Nếu là chủ hàng nhập khẩu, yếu tố quan trọng nhất chính là CO hợp lệ giúp doanh nghiệp hưởng được ưu đãi về thuế nhập khẩu. Đồng thời, có sự chênh lệch lên tới hàng chục phần trăm và giảm số lượng lớn về tiền thuế.

Do đó, trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với lô hàng khai kèm CO, người dùng phải lưu ý để tránh mắc phải một số lỗi không đáng có. Riêng hàng xuất khẩu, doanh nghiệp xin CO chỉ  theo quy định ở trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu là người xuất khẩu, vai trò của CO không quá quan trọng.

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)
                                               Giấy chứng nhận xuất xứ

Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ

Hiện nay, giấy tờ chứng nhận xuất xứ đang được chia làm 2 loại chính là: 

  • Giấy CO không ưu đãi: Đây là loại giấy tờ chứng nhận xuất xứ bình thường và nó có nhiệm vụ xác nhận xuất xứ của hàng hóa cụ thể nào từ nước nào đó.
  • Giấy CO ưu đãi: Cho phép hàng hóa được miễn thuế hoặc cắt giảm sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ: Ưu đãi về thuế quan phổ cập, ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung, chứng nhận ưu đãi thịnh vượng.

Lưu ý: Theo danh sách UNCTAD thì Việt Nam không thuộc danh sách các nước hưởng ưu đãi GSP từ nước Mỹ, Estonia và Australia.

Hiện nay, giấy tờ chứng nhận xuất xứ đang được chia làm 2 loại chính
Hiện nay, giấy tờ chứng nhận xuất xứ đang được chia làm 2 loại chính

Thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

Để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, các doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cơ bản sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1 bản.
  • Một số tờ CO đã kê khai hoàn chỉnh gồm: 1 bản chính, 1 bản copy CO cho khách hàng; 1 bản CO lưu copy đơn vị; 1 bản copy cơ quan cấp CO. 
  • Một số giấy tờ chứng từ xuất khẩu gồm: Giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy chứng nhận xuất khẩu, invoice và vận đơn.
  • Một số chứng từ giải trình lẫn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gồm: Chứng từ về mua bán/ủy thác xuất khẩu thành phẩm; định mức hải quan; bảng kê khai nguyên liệu sử dụng; chứng từ nhập/mua nguyên liệu; quy trình sản xuất tóm tắt; giấy kiểm định.

Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ CO

  • Đối với trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu xuất trình thêm một số chứng từ khác. Công văn giải trình vấn đề cụ thể và hợp đồng ngoại thương, L/C. 
  • Đối với trường hợp các doanh nghiệp xin CO lần đầu, cần phải tiến hành lập và nộp hồ sơ đơn vị CO. Những thay đổi ở trong quá trình hoạt động cần được thông báo kịp thời nhằm bổ sung vào hồ sơ.
  • Một số chứng từ do cơ quan khác phát hành gồm: Vận đơn, giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan,…Đơn vị sẽ tiến hành nộp bản photo công chứng và xuất trình bản chính nhằm đối chiếu.
  • Bộ hồ sơ CO, đơn vị cần thực hiện lưu đầy đủ.
Một số lưu ý khi làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ CO
Một số lưu ý khi làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ CO

Các cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO

Tại Việt Nam, bộ Công thương chính là cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Một số trường hợp khác sẽ ủy quyền cho phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thực hiện cấp CO. Cụ thể:

VCCI: Thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng xuất xứ hàng hóa CO form A.B.

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu từ bộ Công thương cấp CO form D, E, AK,…

Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp được ủy quyền cấp CO form D, E, AK,..

Lưu ý: Đối với trường hợp hàng xuất khẩu không được cơ quan cấp CO, doanh nghiệp có thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, giấy chứng nhận hàng gia công đơn giản ở Việt Nam,…

Như vậy, với những chia sẻ trên của PROJECT SHIPPING, chắc hẳn bạn đã nắm rõ thông tin liên quan tới giấy chứng nhận xuất xứ (CO)? Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ sau để được các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể.

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
LIÊN HỆ HỖ TRỢ
Gửi Form liên hệ tư vấn & báo giá

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được phản hồi của Quý Khách Hàng và Doanh Nghiệp.

Hỗ trợ xuyên suốt

Đội ngũ Project Shipping cam kết mang đến cho Khách Hàng trải nghiệm vận chuyển An Toàn, Nhanh Chóng và Đúng Tiến Độ

Hỗ trợ, tư vấn & báo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì? Có bao nhiêu cảng ICD ở Việt Nam?
ICD là gì trong logistics? Trong bài viết này Project Shipping sẽ giúp bạn làm rõ định nghĩa, cấu trúc...
PO là gì Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO là gì? Những điều cần biết về PO trong Logistics
PO (Purchase Order) – Là tài liệu quan trọng xác nhận giao dịch và quản lý hàng tồn kho trong Logistics....
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ