Quá cảnh hàng hóa là quá trình vận chuyển hàng hóa của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam. Vậy hàng hóa nào được phép quá cảnh? Và liệu hàng quá cảnh có phải chịu thuế không? Hãy cùng Project Shipping tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!
Hàng quá cảnh là gì?
Hàng quá cảnh là những loại hàng hóa được vận chuyển từ nước này hoặc nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định. Quá trình này bao gồm không chỉ việc vận chuyển hàng hóa mà còn các hoạt động khác như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và các hoạt động khác mà hàng hóa có thể trải qua trong thời gian đang quá cảnh.
Những loại hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu
Theo quy định, các loại hàng hoá được chuyển cửa khẩu qua Việt Nam là:
- Hàng hoá nhập khẩu từ nhiều chủ hàng có cùng một vận tải đơn sẽ được chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng hoá trong nội địa.
- Hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sẽ được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập vào địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; và hàng hoá dự hội chợ, triển lãm tái xuất sẽ được chuyển từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất.
- Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình sẽ được chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng hoá trong nội địa, là chân công trình hoặc kho của công trình.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất sẽ được đưa đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, hoặc địa điểm kiểm tra hàng hoá trong nội địa tại nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất.
- Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế sẽ được chuyển từ cửa khẩu vào cửa hàng miễn thuế.
- Hàng hoá nhập khẩu được nhập vào kho ngoại quan sẽ được phép chuyển từ cửa khẩu nhập vào kho ngoại quan; và hàng hoá gửi từ kho ngoại quan xuất khẩu sẽ được chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất sẽ được chuyển từ cửa khẩu vào khu chế xuất; và hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất sẽ được chuyển từ khu chế xuất ra cửa khẩu.
Danh mục hàng hóa quá cảnh phải xin phép ở Việt Nam
Thông thường, hoạt động quá cảnh chỉ đòi hỏi các thủ tục hải quan cơ bản. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đặc biệt yêu cầu xin phép từ Bộ Công Thương khi được quá cảnh tại Việt Nam. Các mặt hàng này được quy định trong Điều 40 của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và thường bao gồm:
- Vũ khí, đạn dược, và vật liệu nổ có mức độ nguy hiểm cao.
- Thuốc lá điếu và xì gà.
- Các mặt hàng phục vụ cho mục đích an ninh và quốc phòng.
- Gỗ các loại nhập từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
Những mặt hàng này thường là hàng cấm vận chuyển, cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu tại Việt Nam. Do đó, để quá cảnh được thực hiện một cách hợp pháp, việc xin phép từ Bộ Công Thương là bắt buộc.
Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.
Hàng quá cảnh có phải chịu thuế không?
Các mặt hàng không chịu thuế gồm những mặt hàng thông thường trên thị trường nhưng không nằm trong phạm vi của các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Đối với hàng quá cảnh, các mặt hàng không phải chịu thuế được quy định như sau:
1. Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo và viện trợ không hoàn lại.
- Quà biếu và quà tặng.
- Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.
- Hàng hóa chuyển khẩu.
2. Mặt hàng không chịu thuế xuất nhập khẩu, bao gồm:
- Hàng hóa vận chuyển qua cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.
- Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định.
3. Các mặt hàng không chịu thuế GTGT, bao gồm:
- Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa chuyển khẩu hoặc qua cảnh qua lãnh thổ của Việt Nam.
- Hàng tạm nhập khẩu và tái xuất khẩu.
- Nguyên liệu và vật tư nhập khẩu để sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu theo các hợp đồng sản xuất hoặc gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài.
4. Trường hợp hàng quá cảnh phát sinh thuế hải quan
Tiền thuế hải quan phải nộp thông qua Hệ thống ACTS trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa được chuyển đi bất hợp pháp khỏi quá trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS, như quy định tại khoản 15 của Điều 3 trong Nghị định này, hoặc sau khi 30 ngày mà cơ quan hải quan điểm đi không nhận được hồ sơ hoặc chứng từ từ người khai báo hải quan hoặc từ các cơ quan hải quan trong quá trình quá cảnh, chứng minh rằng các hoạt động quá cảnh đã hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS, như quy định tại khoản 2 của Điều 14 trong Nghị định này.
b) Hàng hóa qua cảnh được tiêu thụ trên thị trường nội địa hoặc có sự thay đổi về số lượng, giá trị, xuất xứ, hoặc mã số hàng hóa so với thông tin đã khai báo, cũng như trong các trường hợp phát sinh số thuế phải nộp.
Xem thêm: Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bị xử phạt như thế nào?
Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, việc hiểu rõ về quy định thuế đối với hàng quá cảnh là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp vận tải và thương mại. Hy vọng bài viết này của Project Shipping sẽ mang đến cho bạn được những thông tin hữu ích.