Quyết toán thuế là gì? Quyết toán thuế là bước quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về quy trình này và những điều cần chú ý, hãy cùng Project Shipping tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc kiểm tra lại toàn bộ khối lượng, tính hợp lệ của những số liệu có trong các khoản thuể của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nào đó. Có thể hiểu, quyết toán thuế giúp xác định các khoản thuế mà đơn vị phải đóng, vì đây là khoản thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện theo nhiệm vụ.
Phân loại quyết toán thuế
1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là quá trình mà mỗi cá nhân thực hiện để tự khai và tính toán số thuế phải nộp trong một năm. Quá trình này bao gồm việc xác định số thuế cần nộp bổ sung, yêu cầu hoàn trả số tiền thuế đã nộp thừa, và áp dụng các khoản bù trừ thuế vào kỳ thuế tiếp theo.
2. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là quá trình mà các doanh nghiệp tự kê khai số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước.
Trong quá trình này, doanh nghiệp cần kê khai các khoản thuế trong suốt năm tài chính. Đối với các trường hợp như hợp nhất, giải thể, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, việc kê khai cũng là cần thiết để cơ quan thuế có thể quyết định về quyết toán thuế của doanh nghiệp, thường là để truy thu số thuế.
Hồ sơ quyết toán thuế hàng năm cần được nộp trước thời hạn 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính theo lịch dương. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, thời hạn này sẽ là 45 ngày tính từ ngày có quyết định về sự thay đổi của doanh nghiệp.
3. Quyết toán thuế giá trị gia tăng
Mọi doanh nghiệp kinh doanh (ngoại trừ các hộ gia đình nhỏ) đều phải thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng năm và gửi đến cơ quan thuế.
Quyết toán thuế GTGT được thực hiện theo năm dương lịch và hạn cuối đăng ký nộp thuế không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm đó.
Quyết toán thuế cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng.
- Chứng từ, hóa đơn mua vào và bán ra kèm với các tờ khai đã nộp.
- Các giấy tờ xác nhận việc nộp tiền thu.
- Quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 05/KK.
- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.
- Sổ cái các tài khoản theo bảng cân đối số phát sinh.
- Sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định và bảng phân bổ chi phí chung và phân bổ chi phí đầu tư.
- Biên bản đối chiếu công nợ các năm.
- Sổ chi tiết công nợ phải thu và phải trả.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp lên cơ quan thuế phù hợp với từng loại thuế quyết toán. Các trường hợp phân bổ, phương pháp tính thuế và quyết toán thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế.
Bạn có thể tham khảo những nội dung liên quan khác về kiến thức chuyên ngành tại Project Shipping để nắm được thêm những thông tin bổ ích khác.
Hướng dẫn quyết toán thuế
Dưới đây là hướng dẫn các bước mà doanh nghiệp có thể thực hiện việc quyết toán thuế
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
Bước 1: Tập hợp chứng từ liên quan đến lương và các khoản phụ cấp theo lương trong năm tính thuế.
Bước 2: Tổng hợp thông tin về tiền lương đã chi trả cho người lao động trong năm tính thuế và xác định tổng nghĩa vụ thuế năm.
Bước 3: Xác định phụ lục kê khai đối với thu nhập chi trả cho người lao động.
Bước 4: Lên tờ khai trên HTKK (hoặc file excel) và gửi dữ liệu kê khai
Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN
Bước 1: Kiểm tra và rà soát số liệu, thông tin trước khi lập Báo cáo tài chính. Tham khảo chi tiết cách thức rà soát số liệu, thông tin trước khi lập BCTC tại đây
Bước 2: Lập bộ Báo cáo tài chính theo Chế độ kế toán hiện hành. Tìm hiểu chi tiết các bước lập Báo cáo tài chính tại đây.
Bước 3: Kiểm tra lại số liệu Báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro thuế và chốt số liệu báo cáo.
Bước 4: Kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN
Quy định về mức phạt đối với hành vi chậm nộp và không nộp hồ sơ quyết toán thuế
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM VỀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ (Điều 13 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP) |
|||
STT | Hành vi | Mức phạt | Lưu ý |
1 | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. | Phạt cảnh cáo | |
2 | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Trừ trường hợp 1 nêu trên |
3 | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | |
4 | a. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;b. Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c. Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; d. Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | |
5 | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. | Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | Trường hợp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế, nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại trường hợp 4. |
Cần lưu ý điều gì khi thực hiện quyết toán thuế?
- Doanh nghiệp cần tuân thủ Thông tư số 80/2021/TT-BTC cho tất cả các loại biểu mẫu quyết toán thuế.
- Kế toán cần nộp báo cáo quyết toán thuế hàng năm đúng hạn để tránh xử phạt theo Điều 13 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
- Hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế hàng năm có thể khác nhau giữa các năm và giữa thuế TNDN và TNCN.
- Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch, hạn cuối nộp thuế TNCN vẫn là tháng thứ 3 sau kết thúc năm dương lịch.
- Thời hạn nộp thuế TNDN có thể không trùng với năm dương lịch, mà theo năm tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chip theo dõi nhiệt độ là gì? Tính năng, lợi ích và các loại chip theo dõi nhiệt độ phổ biến
Trên đây là những lưu ý về quyết toán thuế mà doanh nghiệp cần chú ý trong suốt quá trình thực hiện. Project Shipping hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về quyết toán thuế.