Mục lục

Tất tận tật những điều cần biết về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

MSDS là gì? Mục đích chính của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS là gì? Đối tượng nào cần làm bảng MSDS? Trách nhiệm của mỗi bên ra sao? Tất cả những thắc mắc này của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau cho các bạn tham khảo.

MSDS là gì?

MSDS chính là tên viết tắt của cụm từ Material Data Safety Sheets. Dịch sang tiếng Việt thì MSDS chính là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, là dạng văn bản chứa dữ liệu liên quan tới thuộc tính của loại hóa chất cụ thể nào đó. MSDS được các cơ quan chuyên môn đưa ra nhằm phục vụ cho người cần phải tiếp xúc hoặc người làm việc với hóa chất đó dài hạn/ngắn hạn trình tự làm việc một cách an toàn. Đồng thời, chỉ dẫn các cách xử lý cần thiết khi bị hóa chất tác động.

Thực tế, không phải hàng hóa nào cũng cần tới giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa kinh doanh mang tính chất dễ cháy nổ, nguy hiểm. Một số sản phẩm dạng bột như mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng đôi khi cần tới giấy chứng nhận MSDS để tiến hành kiểm tra độ an toàn đối với người tiêu dùng.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS
MSDS chính là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Nội dung chính của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS thường có 9 đề mục cơ bản, gồm: Thông tin về MSDS, thông tin sản phẩm, thành phần độc hại, tính chất vật lý sản phẩm, nguy cơ cháy nổ, các dữ liệu về phản ứng, các thuộc tính gây độc, biện pháp phòng ngừa và biện pháp sơ cứu. Cụ thể:

  • Thông tin về MSDS: Họ và tên, số điện thoại của người lập bảng MSDS. Ngày lập bảng MSDS và số điện thoại/fax/email,…
  • Thông tin sản phẩm: Tên sản phẩm, tên hóa học, công thức và hóa chất. Ngoài ra, người lập còn phải liệt kê cụ thể các thông tin nhận dạng sản phẩm/địa chỉ/số điện thoại khẩn cấp.
  • Thành phần độc hại: Tên hóa học và nồng độ liên quan tới chất độc. LD 50 và LDC50, số CAS.
  • Tính chất vật lý của sản phẩm: Đặc trưng sản phẩm, cách sử dụng/lưu trữ/xử lý sau khi dùng.
  • Nguy cơ cháy nổ: Nhiệt độ lẫn điều kiện dẫn tới hóa chất bị bắt lửa và phát nổ.
  • Các dữ liệu về phản ứng: Thông tin sản phẩm và hóa chất có thể tạo ra phản ứng hóa học trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm hóa chất.
  • Các thuộc tính gây độc: Tác hại từ việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • Biện pháp phòng ngừa: Hướng dẫn cách sử dụng/xử lý/bảo quản sản phẩm an toàn.
  • Biện pháp sơ cứu: Hướng dẫn các biện pháp sơ cứu để tác động cấp tính khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Một bảng chỉ dẫn an toàn hàng hóa thường có 9 đề mục cơ bản

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS có mục đích gì?

Việc đưa ra bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất nhằm mục đích:

  • Đưa ra giải pháp và phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp, nhất là khi gặp phải các sự cố bất ngờ.
  • Cảnh báo các mối nguy hiểm khi sử dụng hóa chất, vật liệu nếu không tuân thủ nghiêm hướng dẫn và khuyến nghị.
  • Cung cấp các thông tin sử dụng vật liệu an toàn cho người lao động.
  • Hỗ trợ các tổ chức dùng hóa chất xây dựng môi trường làm việc an toàn.

Đối tượng làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất sẽ do công ty sản xuất/nhà phân phối/cá nhân cung cấp khai báo. Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS hoàn chỉnh đòi hỏi tính chính xác về thông tin sản phẩm, tên gọi, các thành phần, nhiệt độ và độ sôi đến hình thức được phép vận chuyển.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS sẽ do công ty sản xuất/nhà phân phối/cá nhân cung cấp khai báo

Trách nhiệm các bên làm MSDS

Trách nhiệm làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS sẽ thuộc về 3 đối tượng cụ thể là: Nhà cung cấp, tổ chức sử dụng và người lao động. Trong đó:

Đối với nhà cung cấp

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ bảng chỉ dẫn an toàn hàng hóa cho từng sản phẩm được nhập khẩu/bán để dùng trong nơi làm việc.
  • Đảm bảo bảng MSDS không vượt quá 3 năm trước ngày nhập khẩu và ngày bán.
  • Đảm bảo người mua hàng có bản sao MSDS tại thời điểm trước khi người mua nhận hàng.
  • Cung cấp toàn bộ thông tin cho bác sĩ/y tá yêu cầu chẩn đoán và điều trị y tế.

Đối với tổ chức sử dụng

  • Đảm bảo bảng chỉ dẫn an toàn hàng hóa được lấy từ nhà sản xuất và xác định rõ ngày sản xuất.
  • Đảm bảo bảng MSDS được cập nhật không vượt quá 3 năm tính từ ngày hiện tại và luôn cập nhật MSDS. 
  • Đảm bảo toàn bộ bảng MSDS cần thiết đều sở hữu bảng sao ở nơi làm việc.

Đối với người lao động

  • Phải nắm rõ thông tin về bảng an toàn hóa chất.
  • Theo dõi tiến trình công việc an toàn và biện pháp giúp phòng ngừa theo chỉ dẫn của chủ lao động.
  • Nắm rõ vị trí bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS và tìm thông tin phù hợp về an toàn trong sử dụng biện pháp sơ cứu.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ xong một số thông tin cơ bản về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS cho các bạn tham khảo. Tiếp tục theo dõi và ủng hộ trang Project Shipping để được cập nhật các tin tức mới nhất về vận tải hàng hóa bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Bài Viết Liên Quan
Tổng hợp thuật ngữ các biểu phí trong vận tải quốc tế
Cách soạn hóa đơn thương mại (Commercial invoice) mới nhất doanh nghiệp cần nắm
Hướng dẫn chi tiết cách soạn danh sách đóng gói (Packing List)
Đánh giá bài viết
TAGS
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cách Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Tạo Khí Nitơ Đơn Giản
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Nồi Hơi 2024
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Thổi Khí Mới Nhất 2023
Bí quyết gửi hàng xách tay đi Mỹ bạn cần biết
Gửi hàng đông lạnh đi Mỹ và những điều cần biết

DOWNLOAD BẢNG GIÁ