Cập nhật quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Khi lưu thông hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm chắc các quy định chế độ hóa đơn, chứng từ. Vậy nên, trong bài viết sau, PROJECT SHIPPING sẽ nhật nhật chi tiết nhất các quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường để các bạn tham khảo.

Đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông thị trường nội địa

Dưới đây là một số quy định và thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ hàng hóa trên thị trường nội địa mà quý doanh nghiệp không nên bỏ qua.

Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu tại cơ sở sản xuất và kinh doanh không nhập khẩu vận chuyển trực tiếp: Hóa đơn và chứng từ sẽ theo quy định Nghị định số 51/2020/NĐ-CP.
  • Đối với điều chuyển hàng nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc, hóa đơn xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ sẽ theo Lệnh điều động.
  • Đối với hàng hóa là gia công hoàn chỉnh và được nhập khẩu tại chỗ. Tờ khai hải quan nhập khẩu bảo sao sẽ được quy định tại điểm a và điểm b, điều 5, Thông tư 64/2015.
  • Đối với cơ sở sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, vật liệu, nguyên nhiên liệu gia công. hợp đồng gia công sẽ kèm theo phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ và lệnh điều động.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các cơ quan có quyền hạn bán hàng tịch thu. Hóa đơn sẽ được cơ quan có quyền hạn bán hàng tịch thu lập.
quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường
Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa

Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ

Thời hạn để quý doanh nghiệp xuất hóa đơn và chứng từ vận chuyển hàng hóa sẽ được tính tại thời điểm cơ quan cứ năng kiểm qua. Cơ sở pháp lý được căn cứ vào khoản 1 điều 3. 

Đối với hàng hóa nguồn gốc xuất xứ Việt Nam

Hàng hóa nguồn gốc xuất xứ Việt Nam sẽ có 2 1uy định cụ thể về chế độ hóa đơn, chứng từ sau.

Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa xuất xứ Việt Nam

Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa

  • Đối với vận chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua: Hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc và căn cứ pháp lý khoản 7, điều 3 thuộc Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
  • Đối với vận chuyển hàng hóa sử dụng để quảng cáo, khuyến mãi và hàng mẫu: Hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc và căn cứ pháp lý khoản 7, điều 3 thuộc Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
  • Đối với vận chuyển hàng để tặng, biếu, cho, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên và sử dụng nội bộ: Hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc và căn cứ pháp lý khoản 7, điều 3 thuộc Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
  • Đối với điều chuyển hàng hóa tại các cơ sở hạch toán phụ thuộc như: Cửa hàng, chi nhánh tại các địa phương: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ đi kèm với lệnh điều động. Căn cứ pháp lý tại điểm b, khoản 2.6, phụ lục 4, Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013.

Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ hợp lệ

  • Hàng xuất để bán, đưa đi trao đổi hoặc giao cho đại lý cần phải lập hóa đơn bán hàng. Hoặc doanh nghiệp cần phải lập hóa đơn kiêm phiếu xuất kho giao cho quý khách hàng.
  • Hàng của cơ sở kinh doanh buôn bán cố định đưa bán lưu động cần phải có lệnh điều động. Kiêm phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ, bàn giao cho người thuộc đơn vị vận chuyển đi bán.
  • Đơn vị kinh doanh xuất nguyên liệu đưa đi gia công cần có phiếu xuất kho ghi rõ ràng địa chỉ xuất đưa gia công kèm bản hợp đồng.
  • Hàng luân chuyển nội bộ từ khu vực kho này đến khu vực kho khác, giữa đơn vị hạch toán phụ thuộc ở trên cùng cơ sở kinh doanh. Tất cả đều phải có lệnh điều động nội bộ và có phiếu xuất kho vận chuyển.
  • Hàng xuất trả lại cho bên bán vì không đúng quy cách, chất lượng cần có công văn cơ sở sản xuất trả ghi lý do rõ ràng.
  • Đối với hàng tiêu dùng có giá trị thấp hơn mức quy định, doanh nghiệp phải tiến hành lập hóa đơn. Nếu người mua không có yêu cầu thì đơn vị bán hàng phải lập bảng kê bán hàng dưới sự hướng dẫn của cơ quan Thuế.
  • Một số sản phẩm mà người bán không phải lập hóa đơn bán hàng gồm có: Lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản chưa qua chế biến cho người nông dân trực tiếp sản xuất/khai thác bán ra trực tiếp.
  • Đơn vị kinh doanh và nhận hàng hóa cần có trách nhiệm yêu cầu phía giao hàng xuất hóa đơn và chứng từ hợp lệ. 
Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ hợp lệ

Trên đây là một số quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường để quý doanh nghiệp tham khảo. Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề trên, hãy liên hệ ngay cho PROJECT SHIPPING để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Local Charge là gì?
Local Charge là gì? Các loại phí Local Charge cần biết
Local charge là một loại phí mà người mua hàng phải trả khi nhập khẩu hàng hóa về quốc gia của mình....
Phí CFS là gì? Tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu
Phí CFS là gì? Tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu
Khi tiếp cận với lĩnh vực xuất nhập khẩu, thuật ngữ “Phí CFS” (Container Freight Station...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ