Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu biểu thuế XNK online trên thị trường

Công ty TNHH Vận Tải Project Shipping tự tin là một trong những nhà thầu vận tải Đa Phương Thức hàng đầu tại Việt Nam. 

Đối với các bạn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, có lẽ việc sử dụng biểu thuế xuất nhập khẩu đã quá đỗi quen thuộc. Thế nhưng, đối với các bộ phận khác trong công ty logistics như sale lại khá mơ hồ về cách tra cứu biểu thuế XNK online. Vậy nên, bài viết dưới đây PROJECT SHIPPING sẽ làm rõ vấn đề này cho các bạn quan tâm có thể tham khảo.

Mục lục bài viết

 

Cấu trúc biểu thuế XNK

Cấu trúc biểu thuế xuất nhập khẩu trên file excel tương tự với quyển biểu thuế bình thường. Tuy nhiên, phần hướng dẫn trên file excel chi tiết và cụ thể hơn. Nội dung chính có trên bảng biểu thuế XNK hiện nay bao gồm:

  • Cột các nhóm và phân nhóm hs code của hàng hóa: Được phân biệt bằng các bảng màu sắc khác nhau tùy thuộc cấp độ giúp người dùng dễ dàng tra cứu.
  • 2 cột kế tiếp chính là phần mô tả hàng hóa bằng 2 loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt.
  • Từ cột B đến vị trí cột 20: Cột B được xem là cột đơn vị tính, còn từ cột 1 đến 20 sẽ là 20 sắc thuế.

cách tra cứu biểu thuế XNK online trên thị trường

 

Cấu trúc biểu thuế xuất nhập khẩu trên file excel tương tự với quyển biểu thuế bình thường

Các ký hiệu trong biểu thuế XNK 

  • NKTT: Tức biểu thuế nhập khẩu thông thường.
  • NKUD: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
  • ACFTA: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam Asean – Trung Quốc.
  • ATIGA: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean.
  • AJCEP: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản.
  • VAT: Biểu thuế giá trị gia tăng.
  • TTBD: Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • XK: Biểu thuế xuất khẩu.
  • BVMT: Thuế bảo vệ môi trường.
  • CPTPP: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định CPTPP.
  • CPTPP-XK: Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi để thực hiện hiệp định CPTPP.

Các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu bổ sung.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng cho các mặt hàng như: Xì gà, thuốc lá điếu, rượu bia, xe mô tô, xe ô tô, du thuyền, tàu bay, điều hòa nhiệt độ, xăng các loại, hàng mã, vàng mã, bài lá,…
  • Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng cho các mặt hàng như: Dầu mỡ, xăng, than đá, mỡ nhờn, dung dịch HCFC, thuốc diệt cỏ, túi nilon, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho.
  • Thuế giá trị gia tăng: Áp dụng cho các loại hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu.
  • Lưu ý: Đối với xe ô tô chở người từ 15 chỗ trở về đã qua sử dụng sẽ áp dụng mức thuế tuyệt đối hỗn hợp theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Hàng hóa xuất khẩu chỉ chịu thuế nếu có và không phải chịu thêm các khoản thuế khác.

 

Các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Cách tính thuế XNK

  • Đối với thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu.
  • Đối với thuế nhập khẩu bổ sung = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung. Hoặc tính theo công thức = Số lượng hàng hóa x Số tiền thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.
  • Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Số tiền thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế TTĐB.
  • Đối với thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa x Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa.
  • Đối với thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu bổ sung + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo vệ môi trường) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Lưu ý: Tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu = Trị giá tính thuế xuất khẩu x Thuế suất thuế xuất khẩu (nếu có).

Cách tra cứu biểu thuế trên file excel

Hiện nay, cách tra cứu biểu thuế XNK online được chia làm 2 trường hợp cụ thể:

 

Cách tra cứu biểu thuế trên file excel khá đơn giản

Đối với trường hợp đã biết mã hàng

  • Bước 1: Tiến hành gõ lệnh tìm kiếm Ctrl+F.
  • Bước 2: Tiến hành nhập mã hàng cần tìm kiếm.
  • Bước 3: Thực hiện bấm phím Find Next hoặc Enter.

Đối với trường hợp chưa biết mã hàng

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn phải trang bị thêm các kiến thức về phân loại hàng hóa. Đồng thời nạp thêm kiến thức về: Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu, chú giải hồ sơ, 6 quy tắc tổng quát cùng với các văn bản có liên quan.
  • Bước 2: Khi đã nạp đủ kiến thức nêu ở bước 1, bạn hãy dùng file biểu thuế online để xác định mã hàng, chính sách liên quan và thuế suất.

Các bạn có thể xem thêm đường link biểu thuế XNK năm 2021: TẠI ĐÂY

Ví dụ: Đối với trường hợp chưa biết mã, ngô hạt sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và không để rang nổ. Mã hồ sơ là 10059090, bạn hãy gõ Ctrl+F, rồi nhập mã tìm kiếm và cuối cùng bạn chỉ việc nhấn vào Enter hoặc Find Next.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn xong cách tra cứu biểu thuế XNK online để các bạn quan tâm có thể tham khảo. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho PROJECT SHIPPING theo địa chỉ sau nếu bạn còn điều gì thắc mắc về chủ đề trên nhé!

  • Hotline: 0909411668 (Mr Tuấn) / 0938746139 (Mr Tâm)
  • Địa chỉ email CEO: ceo@projectshipping.vn
  • Địa chỉ email công ty: info@projectshipping.vn

Liên hệ với chúng tôi
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Local Charge là gì?
Local Charge là gì? Các loại phí Local Charge cần biết
Local charge là một loại phí mà người mua hàng phải trả khi nhập khẩu hàng hóa về quốc gia của mình....
Phí CFS là gì? Tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu
Phí CFS là gì? Tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu
Khi tiếp cận với lĩnh vực xuất nhập khẩu, thuật ngữ “Phí CFS” (Container Freight Station...
Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Hóa
Giấy Phép Chuyên Ngành

DOWNLOAD BẢNG GIÁ